Liên Hợp Quốc lên án việc Taliban đe dọa, tấn công giới truyền thông Afghanistan

Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Tư, việc Taliban đe dọa và tấn công các nhà báo Afghanistan là không thể chấp nhận được, đồng thời bày tỏ lo ngại cho tương lai của ngành truyền thông nước này.

Phụ nữ Afghanistan biểu tình yêu cầu được tôn trọng quyền phụ nữ năm 2021. (Ảnh chụp màn hình)

Nhiều nhà báo đã mất việc làm sau khi Taliban tiếp quản vào tháng 8/2021, các cơ quan truyền thông đóng cửa vì thiếu kinh phí hoặc do nhân viên rời khỏi đất nước. Các nhà báo nữ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn vì lệnh cấm làm việc và hạn chế đi lại.

Trong thời kỳ cai trị trước đây của họ vào cuối những năm 1990, Taliban đã cấm hầu hết các kênh truyền hình, đài phát thanh và báo chí trong nước.

Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Afghanistan cho biết mặc dù các nhà báo vẫn tiếp tục làm việc, nhưng họ buộc phải điều hướng trước những ranh giới, yêu cầu không rõ ràng. Và đưa tin trong hoàn cảnh bị đàn áp, cũng như các đe dọa đóng cửa luôn hiện hữu.

Bình luận này được đưa ra vào ngày 3/5 trùng với Ngày Tự do Báo chí Thế giới.

Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại Afghanistan, bà Roza Otunbayeva, cho biết ngày này là thời điểm để thể hiện tình đoàn kết với các nhà báo Afghanistan đang cố gắng duy trì báo cáo độc lập.

Bà Otunbayeva nói: “Các nhà báo đang bị buộc phải đưa ra các quyết định biên tập dựa trên nỗi sợ hãi chứ không phải lợi ích của công chúng”. “Việc liên tục đe dọa và tấn công các nhà báo là không thể chấp nhận được. Chúng tôi kêu gọi thế lực nắm quyền thực tế của Taliban đảm bảo quyền tự do và độc lập của giới truyền thông cũng như sự an toàn của các nhà báo, phụ nữ và nam giới.

Thứ trưởng Bộ Phát thanh Truyền hình, ông Mahajar Farahi phủ nhận việc các nhà báo gặp trở ngại ở Afghanistan, ông cho rằng các phương tiện truyền thông đang thực hiện các hoạt động của mình một cách bình thường.

Ông Farahi nói: “Báo chí Afghanistan đã được cải thiện so với trước đây và chúng tôi vẫn đang cố gắng giải quyết các vấn đề của giới truyền thông. Chúng tôi không có nghĩa vụ phải đáp lại mọi tuyên truyền.”

Một công bố hôm thứ tư của “Tổ chức Giám sát Truyền thông Phóng viên Không biên giới” xếp Afghanistan hạng 152 trong số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới mới nhất của tổ chức này. Công bố cho biết môi trường dành cho các phóng viên tiếp tục trở nên tồi tệ hơn và các nhà báo nữ đã “bị xóa khỏi cuộc sống cộng đồng theo đúng nghĩa đen”.

Được biết, 43% các cơ quan truyền thông Afghanistan đã biến mất sau khi Taliban tiếp quản vào tháng 8/2021. Vào hồi đầu tháng 8 có 10.780 người làm việc tại các tòa soạn báo Afghanistan, gồm 8.290 nam và 2.490 nữ. Nhưng đến tháng 12, chỉ còn 4.360 người làm việc, bao gồm 3.950 nam và 410 nữ.

Anh Nguyên

Anh Nguyên

Published by
Anh Nguyên

Recent Posts

Thủ tướng Ý gọi bản án đối với bà Le Pen là đòn giáng vào nền dân chủ

Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đã lên án bản án đối với ứng cử viên…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Nga Lavrov: Ukraine không tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năng lượng

Ukraine đã nhiều lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần do Hoa Kỳ làm…

3 giờ ago

Hải Phòng muốn bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công

UBND TP. Hải Phòng đề xuất được bán nhà ở cho các hộ dân có…

6 giờ ago

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON 95 gần 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, trong đó tăng mạnh nhất là xăng RON 95…

7 giờ ago

Chính sách Thuế quan của Tổng thống Trump và tác động của nó

Ông Trump đã thực hiện cam kết của mình trong chiến dịch tranh cử, trong…

9 giờ ago

Thuế suất 46%, Việt Nam còn 7 ngày để đàm phán, làm dịu tình thế

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lập tổ phản ứng nhanh với thuế quan đối…

9 giờ ago