Mối quan hệ Mỹ – Trung là cạnh tranh hay thù địch?

Chiều ngày 4/2, tân Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của mình kể từ khi nhậm chức. Ngoài tuyên bố rằng “Hoa Kỳ đã trở lại”, điều nhận được nhiều chú ý nhất là chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đặc biệt là mối quan hệ Mỹ – Trung.

Ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình (Ảnh: china-embassy.org)

Trong bài phát biểu này, ông Biden mô tả Trung Quốc là một “đối thủ cạnh tranh” của Hoa Kỳ, thay thế quan điểm trong thời cựu Tổng thống Trump rằng ĐCSTQ là “kẻ thù số một”. Trong bài phát biểu của ông Biden, giới truyền thông nước ngoài chú ý quá nhiều đến nửa phần đầu và cố tình lờ đi việc ông Biden mong muốn cùng ĐCSTQ thân thiện hữu hảo. Trong số đó, chính sách đối ngoại của ông Biden là định hình lại vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ giữa các đồng minh, rằng ông Biden sẽ làm việc với các đồng minh để kiềm chế ĐCSTQ. Tuy nhiên, phản ứng của Pháp lại không hề tích cực. Tổng thống Pháp Macron nêu rõ rằng, ngay cả khi EU và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn, thì cũng sẽ không liên minh với Hoa Kỳ trong việc chống lại ĐCSTQ. So với chính sách đối ngoại của ông Biden, thì cựu Tổng thống Trump lại có vẻ cực kỳ đơn giản, Hoa Kỳ chỉ là xắn tay áo làm gương cho các đồng minh, và khi các đồng minh thấy rằng ‘ông anh cả’ Hoa Kỳ đang thực sự làm và thế là họ đương nhiên cũng sẽ làm theo.

Tiến sĩ Tạ Điền, ​​giáo sư chủ nhiệm tại Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, tin rằng trong thời chính quyền Trump, Hoa Kỳ gọi ĐCSTQ là đối thủ chiến lược, còn ông Biden gọi ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh, sai lầm nằm ở đây. Khi ông Biden coi ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh mà không phải là địch thủ, điều đó đồng nghĩa muốn cùng ĐCSTQ hợp tác. Trên thực tế, đó là để mở một lỗ hổng trên bức rào chắn nhằm tiêu diệt ĐCSTQ mà chính quyền Trump đã vô cùng vất vả mới có thể xây dựng nên. Những nỗ lực chiến lược để đối phó với ĐCSTQ trước đây, giờ có thể đều sẽ bị ông Biden phá hủy.

Tiến sĩ Tạ Điền nói rằng ông Biden xuất thân là một chính trị gia kỳ cựu, lại không thực sự nhận ra mức độ xấu xa của chế độ ĐCSTQ. Về cơ bản, ông ta muốn quay trở lại chiến lược xoa dịu ĐCSTQ thời ông Obama. Từ góc độ các bước thực hiện, ông Biden đã bắt đầu sử dụng hầu hết các quan chức thời ông Obama. Vậy thì việc chính quyền Biden tấn công các vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao, công nghệ và nhân quyền của ĐCSTQ chắc chắn sẽ bị chậm lại, thậm chí không loại trừ khả năng sẽ quay đầu. Ngoài ra, Đảng Dân chủ còn kiểm soát Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện, nên ông Biden sẽ có tiếng nói lớn hơn trong lĩnh vực ngoại giao và cũng sẽ không cần do dự, nếu ông ta thực sự muốn “thả con ngựa” ĐCSTQ đi, ông ấy có sẵn điều kiện để làm.

Tiến sĩ Tạ Điền chỉ ra rằng mong muốn của ông Biden đoàn kết với các đồng minh châu Âu để đối phó với ĐCSTQ về cơ bản là thiết lập vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ tại các nước EU. Trên thực tế, các nước EU cũng đã cùng nhau đối phó với ĐCSTQ. Tuy nhiên, phản ứng của các nước này vốn rất chậm chạp, còn ĐCSTQ lại rất giỏi trong việc sử dụng nhiều cách khác nhau để đánh bại các nhóm chống cộng. Do đó, thái độ của các nước Châu Âu đối với ĐCSTQ luôn luôn ở trong trạng thái dao động. Vì vậy, muốn làm được “đánh rắn bảy tấc” trúng điểm chí tử của chính quyền ĐCSTQ thì vẫn cần phải bắt đầu từ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, truyền thông nước ngoài bình luận về chính sách đối ngoại của ông Biden là sự trở lại của cường quốc, và là thách thức đối với Trung Quốc và Nga, tin rằng ông Biden sẽ cứng rắn đối phó với hai nước này, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ngăn chặn chủ nghĩa độc tài. 

Tuy nhiên, khác với sự lạc quan của báo chí nước ngoài rằng Mỹ sẽ cứng rắn với Trung Quốc, bản tin của Đài CCTV lại “cắt đầu bỏ đuôi” bài phát biểu của ông Biden, chỉ nhấn mạnh rằng chính quyền Biden sẵn sàng tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Cùng với CCTV “người tung kẻ hứng”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng tâng bốc nịnh nọt, người phát ngôn Uông Văn Bân nói rằng Trung Quốc cam kết phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ trên cơ sở không xung đột, không đối đầu, đồng thời tôn trọng và hợp tác cùng có lợi, hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ áp dụng chính sách tích cực và mang tính xây dựng đối với Trung Quốc. Hai bên sẽ gặp gỡ và tập trung vào hợp tác, quản lý sự khác biệt, cũng như thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định trong quan hệ Mỹ – Trung…

Đối với chuyện này, tiến sĩ Tạ Điền nói rằng truyền thông thế giới công nhận chính sách đối ngoại của ông Biden đối với Trung Quốc là dựa trên quan điểm và lợi ích của họ. Còn việc ĐCSTQ đưa ra tiếng nói qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, trên thực tế là đang thử thăm dò ranh giới cuối cùng của ông Biden là gì. Ông Biden trước nay vẫn luôn là ứng cử viên tổng thống mà ĐCSTQ hy vọng sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử. Giờ đây, ước nguyện trong lòng ĐCSTQ bấy lâu là chuyện Tổng thống Trump rời nhiệm sở đã đạt như ý nguyện. Mục tiêu hiện tại của họ là dùng chiêu “vừa đấm vừa xoa” rắn mềm đủ cả, nhằm ép buộc Hoa Kỳ phải “thả ngựa đi”. Đánh giá từ các bài phát biểu về chính sách đối ngoại của ông Biden, thực tế đã tiết lộ rằng chính sách Trung Quốc của ông rất không chắc chắn. Ông Biden cũng có những lo ngại, vừa không muốn làm mất lòng cử tri, lại cũng muốn hưởng lợi từ ĐCSTQ. Vì vậy bài phát biểu của ông ta tỏ ra là phân lượng chưa đủ, rất không rõ ràng.

Có một điểm khác đáng chú ý, đó là quan điểm chính trị của ông Biden hiện tại là tập trung vào vấn đề khí hậu, quyền bình đẳng hôn nhân đồng giới và vấn đề phân biệt chủng tộc. Đặc biệt, vấn đề khí hậu được nhóm ông ta quan tâm nhất. Nếu muốn tạo ra sự khác biệt trong vấn đề khí hậu, ông Biden chắc chắn sẽ quay lại Thỏa thuận khí hậu Paris. Như vậy thì việc hợp tác với ĐCSTQ là điều không thể tránh khỏi. ĐCSTQ chắc chắn sẽ sử dụng điều này như một con bài để thương lượng, để yêu cầu chính quyền Biden nới lỏng các hạn chế đối với thương mại và công nghệ. Việc thực thi chính sách của ông Biden có những khiếm khuyết, không tránh khỏi việc nội chính sẽ ảnh hưởng đến ngoại giao.

Không lâu trước khi thực hiện bài phát biểu về chính sách Trung Quốc của mình, ông Biden đã xóa các từ “Virus Trung Quốc”“Virus Trung Cộng (còn được gọi là virus corona mới, COVID-19)” khỏi hệ thống diễn ngôn chính thức. Như chúng ta đã biết, virus này đến từ Trung Quốc, việc cố tình che giấu sự thật của ĐCSTQ đã khiến virus càn quét thế giới, đến nay đã cướp đi mạng sống của hơn hai triệu người. Các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, đã bước ra yêu cầu ĐCSTQ bồi thường. Bây giờ ông Biden có thể thay đổi cách gọi tên virus, đến một ngày nào đó việc buông lỏng thậm chỉ từ bỏ chuyện yêu cầu bồi thường cũng chưa chắc là sẽ không xảy ra.

Không quá khi cho rằng chính sách đối ngoại của ông Biden đã mở ra một kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Đúng hơn nên nói rằng, qua một đêm, ông Biden đã đưa ngoại giao Mỹ trở lại thời kỳ xoa dịu. Nói cho cùng, Hoa Kỳ đang ở ngã rẽ lịch sử, việc ông Biden lựa chọn chính sách chống lại ĐCSTQ như thế nào có liên quan đến cách người dân thế giới định nghĩa lại về ngọn hải đăng của nền dân chủ, vậy lựa chọn con đường đúng đắn là việc cực kỳ cần cẩn trọng.

Chân Du, Vision Times

Xem thêm:

Chân Du

Published by
Chân Du

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

18 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago