Freedom House: ĐCSTQ thực thi chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia phức tạp nhất
- Epoch Times
- •
Ngày 4/2, Freedom House, một tổ chức nổi tiếng tại Washington, đã công bố một báo cáo mới nhất chỉ ra Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực thi hoạt động đàn áp xuyên quốc gia phức tạp nhất, toàn diện nhất và toàn cầu hóa nhắm vào những người trong tôn giáo, người bất đồng chính kiến, v.v.
Trong bản báo cáo có tên Out of Sight, Not Out of Reach (Ngoài tầm nhìn, nhưng không xa tầm với), Freedom House nói: “Độ phủ rộng của và quy mô toàn cầu phong trào này là không gì có thể so sánh”.
“Những trường hợp khiến người ta hết sức kinh hãi và thu hút sự chú ý này chỉ là một phần nổi của hệ thống giám sát quy mô lớn hơn, sách nhiễu và dọa nạt. Rất nhiều người Hoa ở hải ngoại và người dân tộc thiểu số lưu vong cảm thấy ĐCSTQ đang giám sát họ, thậm chí hạn chế quyền lợi và năng lực cơ bản của họ khi họ sinh sống ở quốc gia dân chủ nước ngoài.”
6 phương diện đàn áp xuyên quốc gia
- ĐCSTQ bức hại toàn bộ dân tộc thiểu số và đoàn thể tín ngưỡng tôn giáo, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người tập Pháp Luân Công, con số này trên toàn cầu (ngoài Trung Quốc) lên đến hàng chục ngàn người. Chỉ riêng năm ngoái, nhóm người bị bức hại đã mở rộng đến người Nội Mông Cổ, cho đến cả người Hồng Kông cư trú bên ngoài Trung Quốc Đại Lục.
- Sự mở rộng của phong trào chống tham nhũng của ĐCSTQ, hơn nữa nhắm đến toàn cầu, có thể cũng nhắm đến quan chức của ĐCSTQ đang cư trú ở nước ngoài. Những người này bị cho là sử dụng khoản chi tiêu công.
- Hoạt động đàn áp công khai xuyên quốc gia của ĐCSTQ được đưa vào vào khuôn khổ có lực ảnh hưởng rộng rãi. Trong đó bao gồm hiệp hội văn hóa, đoàn thể kiều bào, trong một số tình huống nào đó còn bao gồm mạng lưới tội phạm có tổ chức. Phạm vi tiếp cận rộng lớn đến công dân Trung Quốc, kiều bào và người dân tộc thiểu số Trung Quốc ở các nơi trên toàn thế giới.
- ĐCSTQ thông qua kỹ thuật tấn công mạng tiên tiến và tấn công giả mạo qua mạng, coi công nghệ là công cụ đàn áp xuyên quốc gia. Con đường mới nhất để ĐCSTQ bố trí chính sách đàn áp ở nước ngoài là thông qua WeChat, thông qua WeChat để giám sát những thảo luận giữa các Hoa kiều.
- Ảnh hưởng của địa chính trị của ĐCSTQ khiến cho họ có sức ảnh hưởng khó có thể sánh được ở các quốc gia như Thái Lan, Nepal, Ai Cập, Kenya.
- ĐCSTQ chủ trương chống lại công dân không phải gốc Hoa ở nước ngoài phê bình sức ảnh hưởng của ĐCSTQ và vấn nạn ngược đãi nhân quyền, bao gồm người dân tộc thiểu số, người Đài Loan và người nước ngoài khác. ĐCSTQ cố gắng tiến hành dọa nạt và kiểm soát những người nước ngoài khởi xướng các hoạt động hòa bình, đây là xu thế đáng ngại.
Đàn áp xuyên quốc gia đến từ các cơ quan của ĐCSTQ như Bộ Quốc an, Bộ Công an, Giải phóng quân
Báo cáo nói: “Hình thức đàn áp trực tiếp xuyên quốc gia nghiêm trọng nhất đến từ đặc vụ của ĐCSTQ, chủ yếu là từ cơ quan An ninh nội địa và quân sự của ĐCSTQ. Chẳng hạn như các hoạt động gián điệp, tấn công mạng, đe dọa và tấn công người của các cơ quan của ĐCSTQ như Bộ Quốc an (MSS), Bộ Công an (MPS), Giải phóng quân (PLA).”
“Phong trào chống Pháp Luân Công, thông thường do Phòng 610 (nằm ngoài pháp luật chuyên phụ trách đàn áp đoàn thể tôn giáo bị ĐCSTQ cấm) và Bộ Công an lãnh đạo. Tuy nhiên, quan chức địa phương khác nhau cũng tham dự vào giám sát (đàn áp) người tập Pháp Luân Công.”
Leo thang phong trào đàn áp xuyên quốc gia
Báo cáo nói, “ĐCSTQ thực thi đàn áp xuyên quốc gia, đây không phải là chuyện gì mới.” Từ năm 2014 đến nay, có 214 vụ liên quan đến “tấn công cá nhân trực tiếp” do ĐCSTQ phát động, vượt xa bất kỳ quốc gia nào.
“Người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người tập Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến khác, họ vẫn luôn bị trả thù một cách có hệ thống ở nước ngoài trong thời gian dài.”
Báo cáo cho biết, mục tiêu bị ĐCSTQ tấn công đã mở rộng rõ ràng trong một năm qua; chính quyền ĐCSTQ thực thi một loạt các luật mới để thực thi đàn áp xuyên quốc gia. Ví dụ thông qua các dự thảo luật như “Luật tình báo quốc gia”, “Luật an ninh Quốc gia Hồng Kông”, “Luật An ninh số”.
“Những năm gần đây, người khởi xướng dân chủ Hồng Kông trở thành nhóm người mục tiêu tương đối mới trong hành động đàn áp xuyên quốc gia của ĐCSTQ. Tháng 10/2016, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Hồng Kông Hoàng Chi Phong bị bắt khi đến Thái Lan và bị trục xuất khỏi Thái Lan. Năm 2019, Hồng Kông bùng nổ hoạt động kháng nghị dân chủ quy mô lớn, người khởi xướng dân chủ đến Đài Loan đã bị đoàn thể ủng hộ ĐCSTQ theo dõi, quấy nhiễu, đồng thời bị tấn công hắt sơn đỏ lên người.”
ĐCSTQ thường xuyên đàn áp Pháp Luân Công ở nước ngoài
Báo cáo nói rằng, “Phong trào tinh thần Pháp Luân Công bị ĐCSTQ cấm, cũng đối mặt với sự trả thù trường xuyên của ĐCSTQ và đặc vụ của ĐCSTQ. Bao gồm việc thường xuyên quấy rối tình dục trong các hoạt động kháng nghị ở nước ngoài và thỉnh thoảng bị các đại diện thân Bắc Kinh tấn công thân thể từ.” “Ví dụ từ năm 2014 đến nay, các sự kiện liên quan xảy ra ở Mỹ, Cộng hòa Séc, Đài Loan, Brazil và Argentina.”
“Các kênh truyền thông và tổ chức văn hóa liên quan với Pháp Luân Công báo cáo rằng, xảy ra các hoạt động xâm nhập nhắm vào thông tin nhạy cảm, xe cộ bị phá hoại, các doanh nghiệp địa phương bị áp lực từ chính quyền ĐCSTQ, đe dọa sẽ cắt quảng cáo của họ, và các nghĩa vụ hợp đồng khác của họ.”
“Nhiều người tập Pháp Luân Công tại Thái Lan bị câu lưu.”
“Trong đó bao gồm một một người đàn ông Đài Loan tiến hành phát sóng đến Trung Quốc chưa qua kiểm duyệt; vài nạn dân Trung Quốc được chuyên viên cao cấp của Liên Hiệp Quốc nhận định công khai; một người tập Pháp Luân Công may mắn sống sót trong trại giáo dục lao động cải tạo của Trung Quốc, trong thời gian ở trại cải tạo, ông đã nhét thư cầu cứu vào trong đồ trang trí giáng sinh, câu chuyện của người này đã được dựng thành phim, về sau ông đã qua đời tại Indonesia vì suy thận đột ngột. Một số đồng nghiệp của ông cho rằng cái chết của ông đáng nghi ngờ, nhưng không tiến hành nghiệm thi.”
Kiểm soát mạnh các cộng đồng như người Duy Ngô Nhĩ
Báo cáo chỉ ra, “ĐCSTQ tăng cường lực độ kiểm soát cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, bao gồm tuyên bố quyền quản hạt rộng rãi với người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở hải ngoại”.
“Theo báo cáo, trong rất nhiều tình huống, cảnh sát ĐCSTQ ép buộc thành viên trong gia đình gọi điện thoại qua WeChat cho người thân thích ở nước ngoài, để cảnh cáo họ không được tham gia hoạt động nhân quyền.”
ĐCSTQ sử dụng công cụ phần mềm gián điệp để đối phó với người Duy Ngô Nhĩ, “phát triển phần mềm độc hại thông qua tin nhắn WhatsApp để lây nhiễm sang iPhone.”
Báo cáo cho biết, những đoàn thể tôn giáo khác như người Tây Tạng, người bảo vệ nhân quyền, người làm báo, và những người phê bình ĐCSTQ cũng [trở thành mục tiêu] bị ĐCSTQ tấn công.
Báo cáo cũng chỉ ra, ngoài ĐCSTQ, 5 quốc gia như Rwanda, Ả Rập Saudi, Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng thực thi hoạt động đàn áp xuyên quốc gia tương đối nghiêm trọng.
Freedom House: Chấm dứt đàn áp xuyên quốc gia là vô cùng quan trọng
Ông Michael J. Abramowitz, Giám đốc của Freedom House nói rằng: “Quy mô và bạo lực của các cuộc tấn công này làm nổi bật mối nguy hiểm mà mọi người phải đối mặt ngay cả khi họ thoát khỏi sự đàn áp ở đất nước họ.”
“Những người lưu vong trên các nơi trên thế giới miêu tả sự giám sát, tấn công thậm chí là bắt cóc và ám sát là mối đe dọa kéo dài.”
“Chấm dứt đàn áp xuyên quốc gia, là điều vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ dân chủ và giảm thiểu ảnh hưởng của chủ nghĩa chuyên chế.”
Diệp Tử Vi, Epoch Times
Xem thêm:
Từ khóa Duy Ngô Nhĩ Freedom House Dòng sự kiện nhân quyền Trung Quốc Pháp Luân Công