Israel là quốc gia được thành lập sau thảm họa diệt chủng Holocaust do Đức Quốc xã gây ra dẫn tới cái chết của 6 triệu người Do Thái. Nhà nước Do Thái Israel tại Trung Đông vào ngày 7 tháng 10 đã trải qua vụ thảm sát kinh hoàng chỉ trong một ngày. Nhóm phiến quân Hamas phóng tên lửa từ Gaza và xâm nhập vào Israel, giết chết đàn ông, phụ nữ và trẻ em, hãm hiếp phụ nữ và bắt cóc con tin.
Những kẻ khủng bố Hamas đã kéo một bà lão trên chiếc xe lăn đưa tới Gaza. Bà lão này là người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust do Đức Quốc xã gây ra với người Do Thái.
Tất cả những thảm kịch này xảy ra khi người Do Thái đang kỷ niệm ngày Simchat Torah, một ngày lễ của người Do Thái để đánh dấu việc hoàn thành việc đọc Kinh Torah và bắt đầu đọc lại Năm Cuốn sách của Môi-se (Five Books of Moses). Hamas cũng đã bắn súng vào những người tham dự một lễ hội âm nhạc điện ở Israel được tổ chức ở khu vực gần với đường biên giới Gaza, một dải địa lý do Hamas kiểm soát.
Để đáp trả, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên chiến tiêu diệt Hamas.
Ông Netanyahu nói: “Tất cả những nơi mà Hamas ẩn náu và hoạt động, chúng tôi sẽ biến chúng thành đống đổ nát”.
Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc, ông Gilad Erdan cho biết: “Bây giờ là lúc xóa sổ cơ sở quân sự của nhóm khủng bố Hamas”.
Hamas đã bị Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Úc, Canada và Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) xác định là một tổ chức khủng bố.
Hamas được thành lập bởi Ahmed Yassin và sáu người Hồi giáo khác vào năm 1987, trong phong trào Intifada đầu tiên (Cuộc nổi dậy đầu tiên chống lại Israel của người Palestine) ở Israel. Đây là một nhánh của Tổ chức Anh em Hồi giáo, một tổ chức cực đoan bày tỏ thái độ thù địch với Israel và phương Tây. Hamas là viết tắt của “Harakat al-Muqawama al-Islamiya”. Cụm từ này có nghĩa là “Phong trào kháng chiến Hồi giáo”.
Theo Trung tâm chống Khủng bố Quốc gia (NCTC), hiện lực lượng Hamas có khoảng 20.000 đến 25.000 thành viên.
Hamas có quân đội cũng như đơn vị chính trị. Những người thuộc tổ chức khủng bố Hamas đeo băng đô màu xanh lá cây. Hiến chương của Hamas, xuất bản năm 1988, kêu gọi xóa sổ Nhà nước Do Thái Israel khỏi bản đồ. Năm 2017, Hamas đã xuất bản một “tài liệu về các nguyên tắc và chính sách chung” nêu rõ “một nhà nước Palestine thực sự là một nhà nước đã được giải phóng”.
Hamas kiểm soát Gaza từ năm 2007 sau khi chiến thắng bầu cử Palestine vào năm 2006. Gaza là dải đất hẹp phía tây Israel và phía đông Địa Trung Hải. Hamas nổi tiếng với việc sử dụng các trung tâm dân sự ở Gaza, bao gồm cả bệnh viện và trường học, để phóng tên lửa vào Israel. Nhóm khủng bố này cũng thường sử dụng dân thường làm lá chắn sống khi bị lực lượng Israel tấn công.
Hamas là một trong những nhóm ủy nhiệm của Iran. Iran bị Mỹ và phương Tây liệt là nhà nước tài trợ cho khủng bố và được cho là đã hỗ trợ tài chính và các hình thức hỗ trợ khác cho Hamas. Iran đã giúp Hamas lên kế hoạch cho các cuộc tấn công vào Israel hôm 7/10 và bật đèn xanh cho tổ chức này thực hiện, theo tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 8/10.
“Iran chắc chắn sẽ cố gắng bù đắp những tổn thất của Hamas về nhân lực và vật chất giống như những gì họ đã làm với đội quân ủy nhiệm Hezbollah, ở Li Băng. Đó là lý do tại sao việc Israel tái chiếm Gaza là cần thiết. Những bài học đau đớn mà người Israel đã học được trong những thập kỷ trước đó là mô hình đổi đất lấy hòa bình là một công thức xuẩn ngốc khiến chiến tranh dễ xảy ra hơn”, ông Matthew Brodsky, thành viên cấp cao tại Viện Vàng Chiến lược Quốc tế (Gold Institute for International Strategy), nói với báo The Epoch Times.
Tuy nhiên, “Iran không thể bổ sung kho bạc và kho vũ khí của Hamas nếu Lực lượng Phòng vệ Israel kiểm soát Gaza”, ông Daniel Pipes, chủ tịch Diễn đàn Trung Đông, một tổ chức nghiên cứu ở Washington, nói với The Epoch Times.
Ngoài Iran, Qatar cũng là quốc gia ủng hộ chính của Hamas.
Qatar “đã tài trợ cho Hamas theo thỏa thuận với Israel và các bên khác, đổ hàng triệu đô la cho chế độ độc tài Hồi giáo và đội quân ủy quyền của Iran này mà không có sự giám sát”, Nhà phân tích chính sách đối ngoại và luật sư nhân quyền, bà Irina Tsukerman nói với The Epoch Times.
“Về mặt chính trị, Qatar đã công khai ủng hộ Hamas, đổ lỗi toàn bộ tình hình cho Israel và thúc đẩy chủ nghĩa bài Do Thái, công khai chỉ trích Israel, đồng thời xây đắp tính hợp pháp chính trị cho Hamas – một tổ chức khủng bố quốc tế mà Mỹ đã chỉ định. Dù cho Qatar được Mỹ xem là một đồng minh lớn ‘ngoài khối NATO’ và được các chính quyền Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ nhiều lần ca ngợi vì hợp tác chống khủng bố”, bà Irina Tsukerman nói.
Lãnh đạo phiến quân Hamas, ông Ismail Haniyeh, hiện cư trú tại Qatar.
Israel dự kiến sẽ tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza. Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào Gaza, nhắm vào cơ sở hạ tầng của Hamas.
Ngày 9/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết chiến dịch của Lực lượng Phòng vệ Israel chống lại Hamas chỉ mới bắt đầu. “Những nỗi kinh hoàng mà nhóm khủng bố Hamas gây ra chưa từng xảy ra kể từ thời IS”, ông Netanyahu nói.
Ông Netanyahu nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng Israel không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành một chiến dịch trên bộ vào Gaza.
“Chúng tôi phải tiến hành chiến dịch. Chúng tôi không thể đàm phán bây giờ”, trang Axios đưa tin, trích dẫn các nguồn tin ở Israel và Mỹ.
Số lượng con tin người Israel bị Hamas bắt giữ vẫn chưa được công khai. Tổng thống Biden cho biết trong một tuyên bố rằng “có khả năng công dân Mỹ có thể nằm trong số những người bị Hamas bắt giữ”.
Theo ông Ofer Bavly, một quan chức tại Liên đoàn Do Thái ở Chicago, xuất thân từ một gia đình ngoại giao, Hamas có điện thoại di động của các con tin và có thể truy cập danh bạ, tài khoản ngân hàng cũng như các thông tin nhạy cảm khác của họ.
Sau chót, “Israel có thể nhắm mục tiêu vào giới lãnh đạo và các thành viên của Hamas. Israel cũng có thể loại bỏ cơ sở hạ tầng – các tòa nhà, tài chính, v.v… của Hamas,” ông Daniel Pipes, chủ tịch Diễn đàn Trung Đông, nói.
Tuy nhiên, theo ông Matthew Brodsky, thành viên cấp cao tại Viện Vàng Chiến lược Quốc tế, thì không gì trong số những điều ông Pipes nói sẽ là dễ dàng.
Ông Brodsky cho biết: “Việc loại bỏ Hamas ở Gaza sẽ đòi hỏi Israel phải tái chiếm Gaza trong thời gian dài hơn để đảm bảo gốc rễ, cành và thân của nhóm phiến quân bị loại bỏ hoàn toàn và tái loại bỏ nếu gốc rễ khủng bố này một lần nữa chiếm giữ”.
Ông Brodsky nói thêm: “Việc con tin Israel bị Hamas bắt giữ làm phức tạp thêm nhiệm vụ này vì nghĩa vụ quân sự là bắt buộc ở Israel. Những người lính và thường dân này đều là những người vô tội. Thực tế đáng tiếc là Israel phải tiến hành các hoạt động quân sự để tiêu diệt Hamas như thể không có con tin và tiến hành giải cứu con tin như thể không có chiến tranh”.
“Đây sẽ là một quyết định đau đớn và khó lòng chịu đựng đối với người Israel, nhưng các lựa chọn thay thế còn tồi tệ hơn. Đó là một thực tế đáng tiếc mà họ phải đối mặt với tư cách là một quốc gia có chủ quyền ở khu vực nguy hiểm nhất thế giới.”
Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Shin Won-sik, tuyên bố rằng Nga…
Tòa án Hình sự Quốc tế đã đưa ra phán quyết ban hành lệnh bắt…
Tài xế xe 16 chỗ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vượt ẩu, gây…
Ông Trình Bội Minh, người Trung Quốc đầu tiên sống sót sau nạn thu hoạch…
Theo thỏa thuận hợp tác vừa được ký kết giữa Tổng Công ty Điện lực…
Vở Opera của "ông hoàng nhạc waltz"