Categories: Thế Giới

Mỹ bắt đầu xem xét vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến TikTok Trung Quốc

Có nguồn tin cho biết Chính phủ Mỹ đang xem xét vấn đề an ninh quốc gia trong hoạt động mua lại ứng dụng truyền thông xã hội Mỹ Musical.ly trị giá 1 tỷ USD (Đô la Mỹ) của TikTok (phiên bản quốc tế). Công ty mẹ của của TikTok là ByteDance của Trung Quốc.

(Ảnh minh họa: BigTunaOnline/Shutterstock)

Dù thương vụ mua lại trị giá 1 tỷ USD này đã được hoàn thành cách đây 2 năm, nhưng trong những tuần gần đây giới lập pháp Mỹ đã không ngừng kêu gọi phải điều tra vấn đề an ninh quốc gia về TikTok, vì lo ngại công ty Trung Quốc có thể kiểm duyệt những nội dung chính trị mà họ cho nhạy cảm cũng như vấn đề liên quan về cách thức lưu trữ dữ liệu cá nhân.

TikTok được giới thanh thiếu niên Mỹ ưa chuộng

Trong khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng do vấn đề thương mại và chuyển giao công nghệ, TikTok vẫn ngày càng được giới thanh thiếu niên Mỹ ưa chuộng. Năm nay công ty này cho biết, trong số 26,5 triệu người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok thì có khoảng 60% là nhóm người từ 16 đến 24 tuổi.

Theo nguồn tin, trong hoạt động của Ủy ban Đầu tư nước ngoài (CFIUS) của Mỹ xem xét về tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia trong giao dịch của bên mua nước ngoài, ủy ban đã bắt đầu xem xét về thương vụ mua lại Musical.ly. Theo thông tin, khi TikTok mua lại Musical.ly đã không xin phê chuẩn của CFIUS nên hiện nay đội an ninh Mỹ có thể tiến hành điều tra lại hoạt động này.

Về vấn đề này, người phát ngôn TikTok cho biết: “Mặc dù chúng ta chưa thể đánh giá về quy trình quản lý đang thực hiện, nhưng TikTok khẳng định rằng chúng tôi không có ưu tiên nào quan trọng hơn việc chiếm được lòng tin của người dùng và cơ quan quản lý Mỹ, kể cả làm việc với Quốc hội, chúng tôi cam kết về điều này.”

Lo ngại TikTok là công cụ của chính quyền Trung Quốc

Tuần trước, lãnh đạo đảng thiểu số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer và Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã yêu cầu một cuộc điều tra về vấn đề an ninh quốc gia. Họ bày tỏ lo ngại về việc công ty nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc thu thập dữ liệu người dùng cũng như những vấn đề về kiểm duyệt nội dung người dùng Mỹ. Họ cũng cho rằng không loại trừ khả năng TikTok có thể trở thành mục tiêu trong chiến dịch gây ảnh hưởng nước ngoài của chính quyền Trung Quốc.

“Chỉ riêng ở Mỹ, TikTok đã có được hơn 110 triệu lượt tải xuống, đây là mối đe dọa tiềm tàng mà chúng ta không thể chủ quan,” hai nghị sĩ Mỹ đã viết trong thư gửi Giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ Joseph Macguire.

TikTok đặc biệt hiệu quả trong cách cho người dùng tạo và chia sẻ các video ngắn. Công ty này khẳng định dữ liệu người dùng ở Mỹ được lưu trữ tại Mỹ, nhưng thượng nghị sĩ Mỹ kiến nghị chỉ ra rằng công ty mẹ ByteDance nằm trong quản lý của luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên theo TikTok, chính quyền Trung Quốc không quyền xen vào nội dung của ứng dụng và chương trình này không được vận hành ở Trung Quốc, cũng không bị bất kỳ chính phủ nước ngoài nào ảnh hưởng.

Nguồn tin cũng cho biết, tháng trước, Alex Zhu – người phụ trách TikTok và sáng lập nền tảng tạo và chia sẻ video Musical.ly, đã bắt đầu báo cáo trực tiếp với CEO Trương Nhất Minh (Zhang Yiming) của công ty mẹ ByteDance. Trước đây Alex Zhu báo cáo công việc cho Trương Nam (Zhang Nan), người phụ trách ứng dụng video ngắn của TikTok bản tiếng Trung của ByteDance. Không rõ liệu điều này có phân biệt TikTok với các khu vực cổ phần khác của ByteDance hay không, hay có liên quan đến thảo luận giữa TikTok và CFIUS để giảm thiểu ảnh hưởng hay không.

Vào tháng Mười, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đã yêu cầu CFIUS xem xét lại thương vụ mua lại Musical.ly của ByteDance, ông cho biết chiến dịch biểu tình ở Hồng Kông đã là tâm điểm truyền thông quốc tế trong vài tháng qua, thế nhưng TikTok “chỉ có vài đoạn video” liên quan.

Rubio chia sẻ trên Twitter: “Bất kỳ nền tảng nào thuộc sở hữu của Trung Quốc mà thu thập lượng dữ liệu lớn người dùng Mỹ đều có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho đất nước chúng tôi”.

Trong một tweet, Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley cho biết, TikTok nên làm chứng tại phiên điều trần vào tuần tới có liên quan đến các công ty công nghệ Trung Quốc gây vấn đề về dữ liệu người dùng.

Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg của Facebook cũng chỉ trích TikTok vì vấn đề kiểm duyệt tự do ngôn luận.

CFIUS đã sớm có những hành động liên quan

Mỹ luôn xem xét kỹ lưỡng vấn đề xử lý dữ liệu cá nhân người dùng của các nhà phát triển ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến quân đội hoặc nhân viên tình báo Mỹ.

Hồi tháng Năm, công ty trò chơi trực tuyến Bắc Kinh Kunlun cho biết, sau khi CFIUS liên lạc vì lý do an ninh quốc gia, họ sẽ tìm cách bán ứng dụng hẹn hò Grindr dành cho người đồng tính.

Năm ngoái, vì lo ngại về bảo mật dữ liệu có thể xác định thân phận công dân Mỹ, CFIUS đã buộc công ty dịch vụ tài chính Ant của Trung Quốc từ bỏ kế hoạch mua lại MoneyGram International Inc.

CFIUS cũng buộc Ocean Worldwide Holdings Trung Quốc và công ty bảo hiểm Genworth (Genworth Financial Inc) tại bang Virginia mà nó mua lại, phải thông qua các quản lý dữ liệu của bên thứ ba tại Mỹ để đảm bảo rằng công ty Trung Quốc không thể truy cập dữ liệu cá nhân của khách hàng công ty bảo hiểm tại Mỹ.

Còn đối với ByteDance, đây là một trong những công ty khởi nghiệp phát triển nhanh nhất tại Trung Quốc. Công ty này sở hữu cổng tin tức hàng đầu Trung Quốc là TouTiao.com và TikTok, thậm chí TikTok thu hút cả những người nổi tiếng như Ariana Grande và Katy Perry.

ByteDance thu hút được hỗ trợ của cả gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản SoftBank, công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital; các công ty cổ phần tư nhân lớn như KKR, General Atlantic và Hillhouse Capital Group.

Nhiều chuyên gia nhận định ByteDance là mối đe dọa lớn đối với các công ty công nghệ khác của Trung Quốc, bao gồm cả gã khổng lồ Tencent và công cụ tìm kiếm Baidu. Hồi tháng 7 ByteDance cho biết mỗi tháng các ứng dụng của họ thu hút 1,5 tỷ người dùng hoạt động trên toàn thế giới, còn mỗi ngày có khoảng 700 triệu người dùng hoạt động.  

Nguồn tin chia sẻ với Reuters, ​​trong nửa đầu năm 2019, công ty Trung Quốc khởi nghiệp được 7 năm này đã có doanh thu cao hơn dự kiến, đạt hơn 7 tỷ USD. Vào cuối năm ngoái ByteDance được định giá là 78 ​​tỷ USD.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Tuyết Mai

Published by
Tuyết Mai

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

3 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

4 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

5 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

5 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

5 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

6 giờ ago