Trước cuộc gặp mặt trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ, Đặc phái viên về Khí hậu của Hoa Kỳ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc, Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua), đã đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh cam kết của hai nước đối với Thỏa thuận Paris và các chính sách khác liên quan đến khí hậu— tuy còn thiếu một số chi tiết cụ thể.
Tuyên bố ngày 14 tháng 11 được đưa ra chỉ nửa tháng trước hội nghị khí hậu tiếp theo của Liên Hợp Quốc, COP28. Cuộc họp sẽ diễn ra tại Dubai từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12. Trung Quốc và Hoa Kỳ là nguồn phát thải khí nhà kính số 1 và số 2, khiến họ trở thành những nước đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán quốc tế nào về khí hậu.
Ngoài ra, tuyên bố này được đưa ra khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đến thăm San Francisco, nơi đã được dọn dẹp sạch sẽ trước khi ông Tập đến. Ông Tập và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ gặp nhau trong chuyến thăm tiểu bang California để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Cuộc gặp diễn ra sau chuyến thăm Trung Quốc của Thống đốc California Gavin Newsom.
Căng thẳng giữa hai siêu cường đã leo thang trong những năm gần đây về thương mại, nhân quyền, fentanyl, nguồn gốc của Covid-19 và số phận của Đài Loan. Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã tăng cường hợp tác chiến lược với Iran trong bối cảnh cuộc chiến Israel-Hamas.
Tuyên bố về khí hậu có một tiêu đề lạc quan: “Sunnylands”, được đặt theo tên khu bất động sản ở California từng thuộc sở hữu của ông trùm truyền thông quá cố Walter Annenberg, nơi ông Kerry và ông Giải gặp nhau hồi đầu tháng Mười.
Trung Quốc tiếp tục lên kế hoạch, cấp phép và phê duyệt hàng trăm nhà máy than mới cùng với nhiều dự án năng lượng gió và mặt trời. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghi ngờ việc nước này tham gia vào các chính sách về khí hậu, đặc biệt là việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Trong tuyên bố tái khẳng định rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đều cam kết tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030, phù hợp với cam kết của các nước G20 tại New Delhi vào tháng Chín. Nhưng tuyên bố không cam kết bên nào sẽ cắt giảm cụ thể việc sử dụng năng lượng tái tạo, than, dầu hoặc khí tự nhiên vào năm 2030 hoặc vào thời điểm nào.
Tuyên bố nêu ra rằng cả hai quốc gia đều tìm cách “đẩy nhanh quá trình thay thế than, dầu và khí đốt” trong thập kỷ tới bằng cách sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn.
Trung Quốc đã chính thức đình chỉ các cuộc đàm phán về khí hậu và các vấn đề khác với Hoa Kỳ sau khi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là bà Nancy Pelosi tới Đài Loan vào năm 2022. Ông Kerry đã gặp ông Giải tại Bắc Kinh vào đầu năm nay, tạo tiền đề cho sự hợp tác mới về khí hậu giữa hai nước.
Đáng chú ý, Trung Quốc cam kết thực hiện kế hoạch khí mê-tan mới. Nước này đã tiết lộ kế hoạch đó vào đầu tháng Mười Một sau cuộc họp ở Sunnylands. Mặc dù kế hoach vạch ra các mục tiêu cho việc tái sử dụng khí mê-tan thải ra từ một số ngành công nghiệp nhất định, nhưng không bao gồm mục tiêu cắt giảm tổng lượng khí thải mêtan.
Theo tuyên bố Sunnylands, Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng “có ý định hợp tác về các biện pháp tương ứng để quản lý lượng khí thải oxit nitơ”.
Tuyên bố Sunnylands cũng cam kết rằng hai quốc gia sẽ triển khai 5 dự án thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) trước năm 2030.
Ngoài ra, hai nước cam kết hợp tác trên các vấn đề mất rừng, ô nhiễm nhựa và nền kinh tế tuần hoàn.
Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Xie Feng, ca ngợi tuyên bố trên mạng xã hội X: “Hãy giữ đà tiếp tục!”
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.