Trên khắp nước Nga vào Chủ Nhật (28/1), bất chấp thời tiết giá lạnh, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình phản đối cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Ba tới, nơi mà gần như Tổng thống đương nhiệm Vladimir V. Putin sẽ dễ dàng thắng cử do không có đối thủ cạnh tranh, theo New York Times.
Nhiều người trẻ hôm Chủ Nhật (28/1) đã xuống đường tham gia biểu tình chống Putin và tẩy chay bầu cử.
“Những gì chúng ta đang được cung cấp bây giờ không phải là cuộc bầu cử, và chúng ta không nên tham gia sự kiện đó”, Yevgeny Roizman – Thị trưởng thành phố Yekaterinburg, một quan chức chính quyền hiếm hoi của phe đối lập đã phát biểu như vậy với đám đông hàng trăm người tham gia biểu tình tẩy chay bầu cử.
Tờ New York Times ghi nhận hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp các thành phố từ Vladivostok ở miền đông tới Kaliningrad ở phía tây. Lãnh đạo đối lập Aleksei A. Navalny, người đã bị cấm tham gia tranh cử do các vấn đề pháp lý, chính là nhân vật đứng ra kêu gọi người dân xuống đường phản đối ông Putin và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
>>Chính trị gia đối lập với ông Putin bị đình chỉ tư cách ứng viên tổng thống
“Cuộc sống của quý vị đang bị đe dọa. Thêm mỗi năm ông Putin cầm quyền, là thêm mỗi năm [đất nước này] bị tàn phá”, đó là thông điệp ông Navalny ghi âm và phát thanh tại các cuộc tập trung ở thủ đô Moscow và thành phố St. Peterburg.
Ông Navalny gọi chính quyền của ông Putin là kẻ cướp, ông nói: “Quý vị sẽ tiếp tục nhận được mức lương thấp hơn mức chi tiêu trong bao nhiêu năm nữa? Trong bao nhiêu năm nữa, doanh nghiệp của quý vị sẽ vẫn chỉ có doanh thu thấp hơn khoản phải chi trả? “.
New York Times cho biết ông Navalvy đã bị cảnh sát bắt giữ trước khi có thể tới được các cuộc buổi tình được tổ chức tại quảng trường Pushkin, Moscow và trên những đại lộ khác gần Điện Kremlin. Trong băng video do tờ báo Mỹ công bố chỉ ra rằng các sĩ quan cảnh sát đã áp giải ông Navalvy lên một chiếc xe buýt.
Trong một tuyên bố của cảnh sát được đọc trước khoảng 1000 người, nói rằng ông Navalvy bị khép tội tổ chức tập trung đông người bất hợp pháp.
Sau khi bị giới chức bắt giữ, ông Navalny đã đăng lên Twitter thông điệp kêu gọi những người biểu tình hãy vẫn tiếp tục tổ chức phản kháng mà không cần sự có mặt của ông.
Tại quảng trường Pushkin, đám đông hăng hái hô vang các hiệu ngữ như: “Đây không phải là cuộc bầu cử!” và “Sa hoàng hãy rời bỏ quyền lực!”, ám chỉ tới việc ông Putin không nên tiếp tục tranh cử. Những người biểu tình cũng kêu gọi nhiều người khác tham gia cùng họ: “Vẫn còn thời gian để đi; thời tiết không tệ”.
Theo OVD-Info, một tổ chức độc lập theo dõi việc cảnh sát bắt giữ người biểu tình, nói rằng hầu hết các cuộc tuần hành trên khắp nước Nga hôm Chủ Nhật đều diễn ra trong hòa bình, nhưng cũng có khoảng 240 người bị bắt giữ.
Những cuộc tập trung ở Moscow hay Petersburg và nhiều nơi khác không xin được giấy phép, nhưng cũng có một số tỉnh lẻ, các cuộc biểu tình đã được chính quyền địa phương cấp phép, trong đó có Kazan nơi thu hút được khoảng 600 người tham gia.
Có những khu vực ở vùng cực đông và Siberia, thời tiết rất lạnh cũng không ngăn được người dân xuống đường. Ở Yakutsk nhiệt độ có thời điểm xuống mức khoảng -45 độ C.
Tại hai thành phố lớn nhất Moscow và Petersburg, các nhà chức trách đã cảnh báo rằng họ sẽ trấn áp các cuộc tụ tập bất hợp pháp. Theo hãng tin địa phương Fontanka.ru, ở Petersburg vẫn có khoảng 2000 người tham gia biểu tình.
Truyền hình nhà nước Nga không đưa tin về các cuộc tuần hành phản đối tổng thống của người dân. Các bức ảnh được đăng trên trang web của ông Navalny cho thấy cảnh sát đã tập trung rất đông tại trụ sở chính của văn phòng ông Navalny nhằm làm gián đoạn một chương trình truyền hình trực tiếp mô tả các sự kiện biểu tình trên khắp đất nước. Theo ông Navalny, cảnh sát họ lấy cớ là đang phản ứng lại thông tin có bom trong tòa nhà. Bất chấp việc bị cản trở, đội ngũ của ông Navalny vẫn tường thuật được các cuộc biểu tình từ một trung tâm phát sóng khác không được tiết lộ.
Theo News York Times, quy mô của các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật là nhỏ hơn những lần phản kháng trước. Nguyên nhân được cho là do chủ đề biểu tình lần này là tẩy chay bầu cử không có sức thu hút như việc chống tham nhũng.
Tổng thống Putin, không đề cập đích danh ông Navalny, nhưng cảnh báo rằng các phong trào biểu tình phản kháng sẽ chỉ đem đến cho nước Nga sự hỗn loạn.
Một số nhà phân tích chính trị quốc tế đánh giá rằng việc tẩy chay bầu cử là một chiến thuật tồi. Những người ủng hộ ông Navaly không tham gia bầu cử chưa đủ lớn để có thể gây ảnh hưởng đến việc chính quyền tổ chức bầu cử, hơn nữa càng khiến cho ông Putin đạt được tỉ lệ ủng hộ cao hơn.
Tổng thống Putin được dự báo sẽ dễ dàng tái cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa để kéo dài quyền lực của mình tại nước Nga tới năm 2024 và trở thành lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất kể từ thời Stalin.
Yên Sơn
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…