Việc người chuyển giới tham gia các cuộc thi thể thao nữ, thi hoa hậu của phụ nữ đã dấy lên nhiều tranh chấp pháp lý.
Vào ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Biden đã ký một loạt hàng chục sắc lệnh hành pháp, gồm cả sắc lệnh hành pháp “chống phân biệt đối xử”, cho phép các vận động viên chuyển giới tham gia các cuộc thi thể thao ở trường trung học và đại học của Mỹ. Ngày 26/2, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã thay đổi quan điểm của mình và thông báo rằng họ sẽ không ủng hộ vụ kiện của 3 nữ vận động viên trung học đối với Hội thể thao liên trường bang Connecticut.
Vào tháng 3/2020, 3 nữ sinh trung học bang Connecticut, được đại diện bởi mẹ của họ, đã đệ đơn kiện Hội thể thao liên trường bang Connecticut (CIAC) cho phép các vận động viên chuyển giới tham gia các cuộc thi thể thao dựa trên bản dạng giới của họ (tiếng Anh: gender identity – hay còn được gọi là nhân dạng giới là sự nhận thức chủ quan của một người về giới tính của bản thân họ).
Cụ thể, chính sách của CIAC cho phép 2 người chuyển giới (Transabolers) tham gia thi đấu điền kinh nữ từ mùa giải điền kinh năm 2017. Hai người nam giới bẩm sinh này đã giành được 17 chức vô địch “nữ” trong các mùa giải năm 2017, 2018 và 2019. Hai nam vận động viên chuyển giới đã lấy đi ít nhất 85 cơ hội tiến lên cấp độ cao hơn từ các vận động viên điền kinh nữ. Học bổng dành cho một số vận động viên nữ đoạt giải đều bị xóa sổ.
Liên minh Bảo vệ Tự do (ADF) đã đại diện cho 3 nguyên đơn và sản xuất một video nhằm công khai cho công chúng hiểu chi tiết nội dung của vụ việc. (Đường dẫn của 2 video: https://vimeo.com/389785466, https://vimeo.com/389784124)
Selina Soule, một trong những nguyên đơn, đã mô tả trong đoạn video rằng tại vạch xuất phát điền kinh, “Ngay khi tiếng súng vang lên, hai người chuyển giới đã lao đi như bay, bỏ lại tất cả các cô gái của chúng tôi trong lớp bụi … Điều này thực sự đã tạo ra một sân chơi không công bằng. Tôi không thể nhận được sự chú ý của các huấn luyện viên đại học, dẫu tôi tập luyện như thế nào, tôi cũng không thể đánh bại những người (nam) này.”
Mẹ của một nguyên đơn khác, cô bé Alanna Smith, cho biết trong đoạn video rằng trên đường đến cuộc thi ở thành phố New York, bà hỏi con gái mình đã chuẩn bị như thế nào vào ngày hôm đó, và con gái bà trả lời: “Điều đó không còn quan trọng nữa. Hôm nay con sẽ cạnh tranh với những chàng trai. Con sẽ không thắng.” Nguyên đơn Mitchell, hiện là cô gái có thể chạy nhanh nhất ở bang Connecticut, nhớ lại trong video: “Tôi đã biết rằng mình không thể giành được vị trí số một, hoặc thậm chí là vị trí thứ hai … Tôi biết rằng dù cố gắng đến đâu, tôi cũng sẽ không thể giành chức vô địch.”
Ba nguyên đơn đã nêu trong đơn kiện rằng chính sách này dẫn đến việc “con trai đánh cắp chỗ của con gái trong các sự kiện điền kinh ở bang Connecticut”. Điều này tuyệt đối không phải là luật chống phân biệt đối xử liên bang có tên “Điều 9” của Tu chính án Giáo dục được thông qua năm 1972. Điều luật này quy định rằng bất kỳ cơ sở giáo dục nào nhận quỹ liên bang đều không được tham gia các hoạt động phân biệt giới tính, bao gồm hầu hết các trường công lập và đại học.
Liên minh Bảo vệ Tự do (ADF) cho rằng nam và nữ vốn khác biệt về thể chất và sức mạnh cơ bắp. Ở hầu hết các môn thể thao, đặc biệt là các môn thi sức mạnh như cử tạ, thành tích của phụ nữ đều không thể sánh được với nam giới. Việc ức chế testosterone (nội tiết tố quan trọng của nam giới) không thể bù đắp lợi thế tập luyện của nam giới. Việc phân chia nam nữ theo sinh lý chứ không phải giới tính tâm lý mới là công bằng, và việc ép con gái phải cạnh tranh với con trai là không công bằng.
ADF cho rằng việc khiến phụ nữ mất cơ hội dưới danh nghĩa chống phân biệt đối xử (với người chuyển giới) hoàn toàn vi phạm mục đích ban đầu của “Điều 9”, làm tan vỡ ước mơ theo đuổi sự xuất sắc của phụ nữ và ngăn họ giành học bổng đại học để phát triển sự nghiệp của mình trong các lĩnh vực thể dục thể thao.
Hiện giờ, theo lập trường của chính quyền Biden, ngày 26/2, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã rút lại bức thư ủng hộ nguyên đơn ban đầu.
Ngày 28/5 năm ngoái, sau khi điều tra vụ việc, Bộ Giáo dục tuyên bố rằng chính sách của Hội thể thao liên trường bang Connecticut (CIAC) đã vi phạm “Điều 9” đồng thời ban hành một văn kiện mang tính cưỡng chế sắp được chấp hành. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng gửi một văn kiện ủng hộ, nhưng lệnh hành pháp của ông Biden đã đảo ngược nỗ lực của chính quyền Trump và mở đường cho vận động viên chuyển giới tham gia các cuộc thi trong trường trung học và đại học của Mỹ.
Dự luật “Ngăn ngừa và chống phân biệt đối xử trong xu hướng tình dục” của ông Biden cho phép các vận động viên tham gia các cuộc thi thể thao ở trường trung học và đại học dựa trên bản dạng giới thay vì giới tính sinh lý của họ. “Họ không còn phải lo lắng về việc bị từ chối vào phòng tắm, phòng thay đồ hoặc địa điểm thể thao của trường.”
Theo thuật ngữ “bản dạng giới”, thì “người chuyển giới” không chỉ trở thành người khác giới sau khi phẫu thuật, mà còn bao gồm cả những người mang sinh lý nam nghĩ rằng họ là phụ nữ. Xuất phát từ tinh thần này, không biết sau này có xảy ra cảnh hỗn loạn như “hôm nay cảm thấy mình là con trai thì vào toilet nam, ngày mai giới tính tâm lý lại chuyển sang con gái lại vào toilet nữ.”
Mặc dù lệnh hành pháp này là biện pháp rất “phải đạo chính trị”, giúp ông Biden giành được nhiều sự ủng hộ, nhưng chúng lại có khả năng làm trầm trọng thêm những xung đột trong thực tế. Vụ việc vẫn chưa có kết luận, 3 nguyên đơn cho biết sẽ tiếp tục kiện đến cùng.
Ngoài việc người chuyển giới tham gia các cuộc thi dành cho phụ nữ hiện đang gây tranh cãi, thì việc người chuyển giới tham gia các cuộc thi sắc đẹp dành cho phụ nữ cũng gây ra những cuộc chiến pháp lý.
Bà Anita Noelle Green, nhà hoạt động vì quyền của người chuyển giới đã kiện “Miss USA”, một công ty tổ chức cuộc thi sắc đẹp, vì quy định rằng chỉ phụ nữ bẩm sinh là nữ mới được tham gia. Ông Michael W. Mosman, Thẩm phán Liên bang tại địa phương, đã bác bỏ đơn kiện của nguyên đơn vào ngày 25/2.
“Hoa hậu Mỹ” là cuộc thi sắc đẹp do Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Quốc gia (NBC) và ông trùm bất động sản Trump phối hợp tổ chức, được tổ chức từ năm 1952.
Cuộc thi sắc đẹp tuyên bố rằng họ có quyền thực hiện sứ mệnh thúc đẩy “phụ nữ bẩm sinh”. Thẩm phán đồng ý, nói rằng họ có quyền tự do liên kết (tự do tham gia với những người khác để theo đuổi hoặc thúc đẩy hoạt động của một nhóm nhất định), và ra phán quyết: “Tôi nghĩ đây là một nhóm. Theo hiến pháp, nguyên đơn không được phép tham gia (Cuộc thi sắc đẹp), điều này mâu thuẫn với tôn chỉ của bị đơn (phụ nữ bẩm sinh).”
Sau khi vụ kiện bị bác bỏ, bà Green cho biết trong một tuyên bố rằng vụ việc đã khiến mọi người nhận ra “Sự phân biệt đối xử với người chuyển giới vẫn tồn tại trong cuộc thi hoa hậu”.
Oregon Live đưa tin, ông John T. Kaempf, luật sư đại diện cho công ty “Miss USA” cho biết, để tăng tính đa dạng cho các cuộc thi sắc đẹp, người ta có thể tạo ra các cuộc thi sắc đẹp trong chính nhóm của mình. “Khách hàng của tôi không phải người chống chuyển giới, mà chỉ muốn tổ chức một cuộc thi sắc đẹp dành cho những phụ nữ bẩm sinh.”
“Trái ngược với những gì người ta có thể nghĩ, khách hàng của tôi (công ty “Miss USA”) ủng hộ sự đa dạng của các cuộc thi sắc đẹp. Công ty này tin rằng có thể có các cuộc thi Hoa hậu người Mỹ gốc Phi, Hoa hậu người Mỹ bản địa hoặc Hoa hậu chuyển giới.”
Theo Thái Dung, Lý Duyệt, Epoch Times
Xem thêm:
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…