Nhật Bản tăng cường chống Trung Quốc ở Biển Đông

Hôm 3/10, tờ Nikkei Asian Review cho đăng bài bình luận của giáo sư Yoichiro Sato tại Đại học Ritsumeikan Asia Pacific (Nhật Bản), trong đó cho rằng Tokyo đang đi đúng hướng khi mở rộng vai trò quân sự của Nhật Bản ở Biển Đông để chống lại sự bành chướng của Trung Quốc, nhưng điều này cần được làm trong liên minh chặt chẽ với Mỹ.

Tàu chiến Kaga của Nhật Bản tại cảng Tanjung Priok, Jakarta, Indonesia ngày 18/9/2018.

Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới Thứ 2, Nhật Bản đã điều một tàu ngầm đến Biển Đông để tham gia các cuộc tập trận quân sự.

Hồi tháng trước, tàu ngầm Kuroshio đã kết hợp cùng với tàu khu trục mang trực thăng mới nhất của Nhật Bản, Kaga, tham gia các hoạt động chống tàu ngầm hỗn hợp với Hải quân Mỹ.

Giáo sư Sato cho rằng đối với các quốc gia công nghiệp lớn khác có lợi ích an ninh toàn cầu, việc mang một tàu ngầm tới tập trận hầu như không đáng được đề cập đến. Nhưng đối với Nhật Bản, đây là một bước đi quan trọng và đã được hoan nghênh, trong sự tiếp cận thận trọng với vai trò phòng vệ rộng lớn hơn mà Thủ tướng Shinzo Abe đang kiên quyết theo đuổi.

Ngay cả khi ông Abe, người đã tái đắc cử làm Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do cầm quyền vào tháng 9/2018, đang chuẩn bị sửa đổi hiến pháp vốn kiềm tỏa các hoạt động quân sự của Nhật Bản. Ông Abe đã hành động đúng khi sử dụng luật pháp hiện hành để bảo vệ những lợi ích của Nhật Bản, giáo sư Sato nhận xét.

Nhật Bản đang mở rộng phạm vi hoạt động từ biển Hoa Đông đến Biển Đông, nơi mà các tuyến vận chuyển hàng hải có ý nghĩa như ‘phao cứu sinh’ về kinh tế và năng lượng đối với Tokyo. Hơn nữa, Biển Đông chính là nơi mà Trung Quốc, nước thách thức chiến lược đáng kể nhất của Nhật Bản, đang mở rộng sự hiện diện quân sự của họ, củng cố yêu sách chủ quyền đối với các đảo và lãnh thổ biển tranh chấp. Trong dấu hiệu gần đây nhất về những căng thẳng ngày càng gia tăng, tàu chiến Trung Quốc gần như đã va chạm với tàu chiến Mỹ hôm 30/9, trong một sự cố tại vùng biển nhiều tranh chấp này.

Giáo sư Sato cho rằng Tokyo đã đúng khi thực hiện chặt chẽ vai trò mở rộng của Nhật Bản ở Biển Đông với Mỹ bởi vì Nhật Bản chỉ có thể bổ sung cho các lực lượng hải quân Mỹ lớn mạnh hơn nhiều và có khả năng hành động quyết đoán hơn.

Hoạt động hải quân ngày càng tăng của Nhật Bản phản ánh sự nỗ lực thúc đẩy của 2 nước đồng minh Mỹ – Nhật, cho một “Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng”, một chiến lược chính trị bao gồm cả Ấn Độ và Úc, nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.

Biển Đông là một vũ đài của những xung đột ngày càng gia tăng giữa các cường quốc hạt nhân là Mỹ và Trung Quốc. Được xem như biện pháp đầu tiên để cải thiện khả năng tấn công hạt nhân trả đũa của mình, chống lại kho vũ khí nguyên tử khổng lồ của Mỹ, Trung Quốc đã triển khai các tàu ngầm chiến lược ở Biển Đông, hoạt động từ một căn cứ trên đảo Hải Nam. Vì thế, giáo sư Sato nhận định, việc duy trì năng lực chiến đấu chống tàu ngầm ở Biển Đông, đối chọi với những nỗ lực của Trung Quốc, là một chiến lược hải quân quan trọng của Mỹ, trong đó Nhật Bản đóng một vai trò ngày càng hữu ích.

Cũng theo giáo sư Sato, những thách thức gần đây của Trung Quốc đối với các tàu hải quân Mỹ và Úc trên các chuyến hành trình tự do hàng hải ở Biển Đông, đã minh chứng chính xác hơn đối với đánh giá của Nhật Bản, rằng Bắc Kinh thực sự là mối đe dọa ngày càng gia tăng [trong khu vực].

Nhật Bản ngày càng tin chắc rằng Trung Quốc coi Biển Đông là ‘ao nhà’ của mình. Trong vùng biển này, thậm chí việc qua lại của của các tàu thương mại có thể bị kiểm soát trong các cuộc xung đột quốc tế. Ngay cả trong thời bình, các tàu quân sự nước ngoài không thể tự do qua lại những vùng biển như vậy, hoặc tiến hành tập trận hoặc các hoạt động thu thập tin tức tình báo.

Trong khi việc mở rộng hải quân của Trung Quốc đặt ra thách thức quân sự ngày càng tăng đối với Mỹ, ban đầu Trung Quốc cũng tìm cách ép buộc các nước Đông Nam Á, chấp nhận những tuyên bố vô căn cứ của Bắc Kinh đối với lãnh thổ tranh chấp, ví dụ như vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.

Nhật Bản đã đáp trả  cả về ngoại giao lẫn quân sự, chống lại sự hiện diện ngày càng gia tăng của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Kể từ năm 2010, Tokyo đã công khai chỉ trích Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, kêu gọi một giải pháp thương lượng giữa các bên tranh chấp, trong đó có Việt Nam và Philippines.

Nhật Bản đã làm việc với Mỹ và một số nước Đông Nam Á để giải quyết vấn đề này trong các diễn đàn khu vực khác nhau như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hàng năm.

Nhật Bản cũng đã hợp tác với các quốc gia duyên hải của Eo biển Malacca, một ‘nút thắt cổ chai’ hàng hải rất quan trọng, để đảm bảo sự vận chuyển an toàn của các tàu thương mại.

Tokyo đã góp phần vào các hoạt động chống cướp biển trong khu vực, giúp phát triển một mạng lưới bảo vệ bờ biển mà gần đây đã mở rộng sang các nước ven biển Ấn Độ Dương. Nhật Bản đã cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines từ năm 2015, mặc dù Tokyo đã từ chối yêu cầu của Manila cung cấp máy bay giám sát/chống tàu ngầm công nghệ cao P3-C.

Trên quy mô lớn hơn, tàu khu trục Izumo, một loại tàu cùng kiểu mẫu với tàu Kaga, đã tham gia một cuộc tập trận hải quân 3 bên, với Mỹ và Ấn Độ, ở Biển Đông trong năm 2017, với mục đích chống tàu ngầm.

Tuy nhiên, giáo sư Sato cho rằng trong một xung đột thật sự với Trung Quốc, khả năng phòng không hạn chế của các tàu khu trục mang trực thăng của Nhật Bản sẽ không cho phép các hoạt động đơn phương ở Biển Đông. Ngay cả việc giả thiết triển khai những chiếc máy bay chiến đấu F35 mới trên tàu Kaga, hiện đang được thảo luận ở Tokyo, có thể chỉ mang lại những lợi thế hạn chế, khi năng lực quân sự của Trung Quốc tăng vọt với việc xây dựng các căn cứ trên các rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông.

Các hoạt động của Mỹ trong khu vực, với sự tham gia của Nhật Bản, đã không ngăn cản được Bắc Kinh chuẩn bị triển khai các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trên Biển Đông. Trung Quốc cũng nhiều lần phản đối các hoạt động hải quân của Nhật Bản tại Biển Đông.

Theo giáo sư Sato, chủ nghĩa tích cực hoạt động an ninh mới của Tokyo là được thực hiện dựa trên hiến pháp hòa bình của Nhật Bản. Năm 2014, ông Abe cho diễn giải lại Điều 9 trong hiến pháp vốn là một điều khoản chống quân phiệt hóa quan trọng, đã cho phép sự phòng thủ tập thể, giúp quân đội Nhật có thể phối hợp chặt chẽ hơn với Mỹ và đồng minh Úc.

Theo cách diễn giải mới, cho phép hợp tác quốc phòng song phương với Mỹ, rõ ràng mở rộng phạm vi địa lý hợp tác “ngoài châu Á – Thái Bình Dương“, và phạm vi nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vượt ra khỏi “hỗ trợ hậu phương”.

Trong khi Thủ tướng Abe dự kiến đưa ra những đề xuất sửa đổi hiến pháp trong nhiệm kỳ 3 của ông với tư cách là chủ tịch đảng, tàu khu trục Kaga và tầu ngầm Kuroshio của Nhật Bản đã chứng minh rằng ngay cả khi không sửa đổi hiến pháp, Tokyo vẫn có thể tăng cường đóng góp cho an ninh tập thể, thậm chí ở khu vực cách xa các đảo của Nhật Bản.

Nhật Bản đã đúng khi tăng cường tham gia ở Biển Đông khi mà Hải quân Mỹ, trong nhiều thập kỷ bao quanh Nhật Bản với một cảm giác ‘an nhàn’, hiện không còn được ưu thế quá mạnh, khi xét đến sự tiến bộ của hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây.

Vì vậy, theo giáo sư Sato, Tokyo đang bổ sung cho sự thiếu hụt năng lực của Mỹ, và tăng cường sự tin cậy trong khu vực, trước những nghi ngờ ngày càng gia tăng về cam kết của Tổng thống Donald Trump đối với châu Á.

Nhật Bản cũng đã đúng khi thận trọng trong việc hợp tác với các nước Đông Nam Á, trong đó hạn chế cung cấp các thiết bị quân sự tấn công tinh vi chứa đựng nhiều rủi ro. Việc chuyển giao vũ khí có thể tạo ra sự chia rẽ không mong muốn giữa các quốc gia Đông Nam Á, khi sự đoàn kết giữa các nước này, là điều cần thiết để chống lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng theo giáo sư Sato, đã có rủi ro xảy ra, khi một quốc gia chuyển sang phía Trung Quốc, một động thái nguy hiểm tại Philippines, dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.

Vì vậy, Nhật Bản phải cố gắng tạo ra sự cân bằng thích hợp giữa các bên xung đột. Tokyo dường như có thể mở rộng vai trò của mình ở Biển Đông, mà không gây tranh cãi chính trị trong nước liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp.

Giáo sư Sato cho rằng chừng nào Tokyo còn gắn bó vào việc bổ sung và hỗ trợ cho cam kết của Mỹ đối với an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, thì Nhật Bản có lẽ sẽ thành công. Hợp tác đơn phương với các đối tác khu vực ở Biển Đông phải được tiến hành thận trọng, đặc biệt là khi cung cấp những vũ khí hiện đại.

Theo ý nghĩa này, hiến pháp hiện tại của Nhật Bản áp dụng theo cả 2 hướng: Cho phép tăng cường hợp tác với Mỹ và các đồng minh của Mỹ, trong khi ngăn cản Tokyo tìm kiếm các mối quan hệ không chắc chắn và mạo hiểm, với các đối tác trong khu vực, những nước có khả năng không thể đoán trước được, giáo sư Sato lưu ý.

Duy Minh

Xem thêm:

Duy Minh

Published by
Duy Minh

Recent Posts

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

16 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

1 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago