Nhiều bước tiến mới của Mỹ, Nhật và EU trong ngăn chặn nguy cơ ĐCSTQ

Trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mới đây Mỹ cùng Nhật và châu Âu (EU) đã có thêm những bước tiến mới mạnh mẽ hơn.

Hình ảnh Triển lãm Điện tử Tiêu dùng ở Las Vegas năm 2019: một phụ nữ sử dụng bộ định tuyến 6G và máy tính để chơi trò chơi quyền anh ảo (Ảnh: Getty).

Theo Epoch Times, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu cùng Mỹ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho công nghệ không người lái sử dụng công nghệ mạng 6G dự kiến ​​sẽ được phổ biến vào khoảng năm 2030. Mục tiêu của hành động nhằm ngăn chặn doanh nghiệp Trung Quốc thao túng, củng cố và bảo vệ công nghệ tiên tiến để ngăn chặn gián điệp kinh tế Trung Quốc và Nga.

Ủy ban EU cũng đề xuất cải cách hệ thống tiêu chuẩn ngành nghề để đảm bảo vấn đề quy chuẩn trong các ngành công nghiệp xanh và kỹ thuật số của EU không bị ĐCSTQ chi phối.

Ngoài ra, mới đây Hạ viện Mỹ đã thông qua “Luật Cạnh tranh Mỹ năm 2022” nhằm thúc đẩy ngành sản xuất chất bán dẫn nội địa của Mỹ, nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ trước ĐCSTQ và thúc đẩy ngành sản xuất chất bán dẫn của Mỹ. Trước tình trạng bị phong tỏa công nghệ và ngăn chặn từ phương Tây do Mỹ đứng đầu, Đại học Bắc Kinh đã có thừa nhận hiếm hoi trong một báo cáo rằng sau khi Mỹ -Trung tách rời nhau về khoa học công nghệ thì Trung Quốc thiệt hại nhiều hơn. Báo cáo trái với quan điểm của Trung Nam Hải này đã nhanh chóng phải gỡ bỏ sau khi công bố.

Nhật Bản tăng cường chống gián điệp kinh tế từ Trung Quốc và Nga

Ngày 13/12/2022, Kyodo News đưa tin rằng Chính phủ Nhật Bản coi an ninh kinh tế là chính sách quan trọng nhằm ngăn chặn công nghệ tiên tiến chảy ra nước ngoài, họ cũng đang đẩy mạnh hoạt động chỉ dẫn cho các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức nghiên cứu trong vấn đề này.

Bắt đầu từ mùa thu năm 2021, cơ quan an ninh Tokyo sẽ thúc đẩy hoạt động chỉ dẫn cho các công ty. Cố vấn Mikiko Masuda của an ninh Tokyo phụ trách hoạt động này đã giới thiệu cụ thể các phương pháp đối với các hoạt động tình báo của Nga và ĐCSTQ, đồng thời trích dẫn minh chứng trường hợp một cựu nhân viên SoftBank làm rò rỉ thông tin bí mật của công ty vào năm 2020. Ông Masuda nhấn mạnh rằng “đối thủ là điệp viên chuyên nghiệp được đào tạo hoạt động cho đất nước”, yêu cầu công ty tạo ra một bầu không khí dễ dàng tham khảo ý kiến, đồng thời kêu gọi chia sẻ những thông tin đó.

Theo nhân viên Tomoaki Yoshida về đối phó an ninh kinh tế của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết, “Không chỉ các công ty lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương có công nghệ độc quyền cũng có thể trở thành mục tiêu”.

Thông tin cho biết vào tháng 1/2021, Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã thành lập một nhóm đặc biệt, và dự kiến tháng 4/2022 thành lập mới “phòng đối phó an ninh kinh tế” mới. Cho đến nay, có hơn 700 công ty và trường đại học đã tham gia vào các buổi đào tạo về vấn đề này, cảnh sát tỉnh Osaka và tỉnh Aichi cũng đã thành lập các đội đặc biệt.

Nhật – Mỹ cùng thiết lập tiêu chuẩn quốc tế cho công nghệ không người lái 6G

Ngày 29/1/2022, Nihon Keizai Shimbun đưa tin rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác với Mỹ để bắt đầu thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho thế hệ công nghệ không người lái dùng tiêu chuẩn truyền thông mới 6G, dự kiến ​​sẽ được phổ biến vào khoảng năm 2030, nhằm ngăn chặn sự độc quyền của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo thông tin, sớm nhất vào nửa đầu năm 2022, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản sẽ tuyển dụng các công ty trong nhiều lĩnh vực như điện thoại di động, thiết bị liên lạc, ô tô, máy bay không người lái và nhà sản xuất đồng hồ tham gia liên minh; đồng thời kế hoạch để các công ty Mỹ có ưu thế trong lĩnh vực phần mềm tham gia.

Trước năm 2025 thì công nghệ chất bán dẫn đặc biệt được gọi là “đồng hồ nguyên tử” sẽ được đưa vào sử dụng thực tế. Đồng hồ nguyên tử hoạt động giống như cảm biến và là một công nghệ không thể thiếu cho các hoạt động từ xa theo thời gian thực, có độ chính xác cao. Nếu đồng hồ nguyên tử được trang bị cho ô tô tự lái và máy bay không người lái, nó có thể nắm bắt từ xa vị trí và thời gian của các vật thể giống như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) sử dụng vệ tinh nhân tạo.

Bắt đầu từ năm 2022, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản sẽ cung cấp một phần kinh phí cho nghiên cứu phát triển và thí nghiệm xác minh trong vòng 4 năm. Viện Nghiên cứu Thông tin và Truyền thông (NICT), một tập đoàn nghiên cứu và phát triển quốc gia trực thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, cũng đang xem xét cung cấp công nghệ về chất bán dẫn đặc biệt cho các liên minh kinh doanh.

Hành động chung Mỹ – EU trong cải cách tiêu chuẩn công nghiệp

Ngày 2/2/2022, Ủy ban EU đã đề xuất thực hiện các cải cách đối với hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp để đảm bảo tiêu chuẩn công nghiệp xanh và kỹ thuật số ở EU không bị ĐCSTQ chi phối. “Chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi không chỉ là những người sử dụng tiêu chuẩn. Chúng tôi cần trở thành những người thiết lập tiêu chuẩn”, Ủy viên thị trường nội bộ của Ủy ban EU là Thierry Breton cho biết trong thông báo về đề xuất.

EU và Mỹ là những nước đi đầu trong nỗ lực tiêu chuẩn hóa quốc tế công nghiệp, ngành viễn thông của họ đã chi phối trong việc phát triển các tiêu chuẩn trong thời kỳ đầu của Internet và truyền thông di động. Tuy nhiên, các quan chức tại cơ quan tiêu chuẩn hóa của EU cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đe dọa vị thế của thế giới phương Tây với tư cách là bên thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực trí tuệ dân số, điện toán lượng tử và truyền thông di động thế hệ tiếp theo.

Tháng 10/2021, Phó chủ tịch Hu Kewen của Huawei Trung Quốc cho biết trong một bài phát biểu rằng Trung Quốc đang “ở vị trí hàng đầu thế giới” trong tiêu chuẩn mới hệ thống công nghệ Internet IPv6 + chế định hệ thống công nghệ. Giám đốc Wei Leping của ủy ban khoa học công nghệ của Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc (China Telecommunications Corporation) cho biết Trung Quốc hiện đã “xây dựng cơ sở hạ tầng mạng IPv6 tốt nhất thế giới”.

Trong nền kinh tế hiện đại, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn dắt sự phát triển của ngành, và thông thường ai thiết lập tiêu chuẩn là người điều khiển cuộc chơi.

Các quan chức EU cho biết, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, khối cần đẩy mạnh và tham gia cùng các nước cùng chí hướng khác trong việc bảo vệ vai trò lãnh đạo và các giá trị dân chủ của tiêu chuẩn hóa công nghiệp.

Theo Financial Times, căn cứ vào dự thảo chiến lược mới, EU và Mỹ cũng có kế hoạch sử dụng các nguồn lực chung để đảm bảo các công ty khởi nghiệp nhận thức được các tiêu chuẩn sẽ được thiết lập, đồng thời dựa vào các chuyên gia để dự đoán những phát triển công nghệ trong tương lai. EU và Mỹ cũng sẽ gặp nhau định kỳ thông qua Ủy ban Thương mại và Công nghệ Mỹ-EU (TTC) để tìm hiểu chi tiết về cách thức hợp tác sẽ hoạt động như thế nào.

Những năm gần đây khi ĐCSTQ tích cực vận động các tổ chức thiết lập quy chuẩn quan trọng như Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), đã khiến EU và Mỹ ngày càng lo ngại hành động của ĐCSTQ sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Ủy viên phụ trách cạnh tranh của EU là Margrethe Vestager cho biết việc Trung Quốc sớm xác định lại quy chuẩn nền của internet giúp các nhà cung cấp dịch vụ internet thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc kiểm soát mạnh hơn cách người dùng tìm kiếm trên internet, đây là thách thức đối với phương Tây.

Do đó, trước những thách thức mà ĐCSTQ đặt ra, Vestager nhấn mạnh rằng EU hy vọng sẽ sớm thực hiện chiến lược mới.

Hạ viện Mỹ thông qua “Đạo luật Cạnh tranh Mỹ”

Ngày 4/2/2022, Hạ viện Mỹ do Đảng Dân chủ Mỹ kiểm soát đã thông qua “Đạo luật Cạnh tranh Mỹ 2022” do phe Dân chủ thúc đẩy với 222 phiếu thuận và 210 phiếu chống. Luật này còn được gọi là “Đạo luật Trung Quốc”, được coi là phản ứng của Hạ viện đối với Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Mỹ (USICA) được Thượng viện thông qua vào tháng 6/2021.

Trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng về dự luật dài gần 3.000 trang, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã tổ chức một cuộc họp báo vào sáng ngày 4/4 và nói rằng, “Đạo luật cạnh tranh của Mỹ sẽ đảm bảo vị thế tiên phong của Mỹ trong sự đổi mới và sức mạnh kinh tế, và có thể vượt trội hơn bất kỳ quốc gia nào”.

Theo nội dung của “Đạo luật Cạnh tranh Mỹ”, Chính phủ Mỹ sẽ thành lập Quỹ Chip Mỹ, phân bổ 52 tỷ USD để khuyến khích khu vực tư nhân Mỹ đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn; ủy quyền 45 tỷ USD để cải thiện chuỗi cung ứng của Mỹ và thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ của Mỹ. Dự luật bao gồm những thay đổi đối với các quy tắc thương mại của Mỹ nhằm ngăn chặn các hành vi thương mại bóp méo thị trường của ĐCSTQ, bao gồm cả việc tăng cường các quy tắc chống bán phá giá.

“Đạo luật Cạnh tranh Mỹ” tại Hạ viện sẽ được phối hợp với “Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới Mỹ” tại Thượng viện. Phiên bản lưỡng viện sau khi đạt được đồng thuận cuối cùng và được Quốc hội thông qua sẽ gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống ký.

Báo cáo của Đại học Bắc Kinh: Trung Quốc thiệt hại hơn nhiều khi Mỹ-Trung tách rời công nghệ

Ngày 31/1/2022, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Đại học Bắc Kinh đã công bố báo cáo “Cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ trong lĩnh vực công nghệ: Phân tích và triển vọng”. Báo cáo đánh giá tác động của việc chia tách Mỹ-Trung trong ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và hàng không vũ trụ, qua đó thừa nhận rằng sau khi tách biệt công nghệ Mỹ-Trung thì Trung Quốc rõ ràng là tụt hậu trong hầu hết các lĩnh vực và thậm chí rơi vào khoảng trống, nhất là ngành sản xuất chip, trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin (IT) gặp phải những nút thắt khó phát triển.

Theo báo cáo, Trung Quốc chỉ đang ở vị trí dẫn đầu trong một số lĩnh vực nhỏ, nhưng ngành công nghệ thông tin đã phải đối mặt tác động rất lớn sau khi Mỹ và Trung Quốc tách rời công nghệ, trong khi không thấy có tác động rõ ràng nào đến lĩnh vực công nghệ thông tin ở Mỹ. Đặc biệt là phân tách trong các công nghệ quan trọng như sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo dẫn đến chỉ có các ngành công nghệ thấp hoặc giá trị gia tăng thấp ở Trung Quốc là còn có quan hệ với các công ty Mỹ.

Báo cáo cũng tiết lộ rằng chỉ có 34% tài năng AI hàng đầu của Trung Quốc còn lại ở Trung Quốc và 56% đã chuyển đến Mỹ. Đối với tổng thể công dân Trung Quốc đang học tập tại Mỹ, có tới 88% chọn ở lại Mỹ, chỉ 10% sẵn sàng quay trở lại Trung Quốc.

Theo báo cáo, giữa Mỹ và Trung Quốc thì công nghệ vũ trụ là lĩnh vực ít hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau nhất. Nhưng trong lĩnh vực hàng không dân dụng vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường thương mại thì Trung Quốc vẫn gặp bất lợi, thành phần cốt lõi vẫn quá phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây.

Báo cáo chỉ ra rằng Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về sức mạnh công nghệ dù xét theo góc độ nào, trong khi Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để có thể “tự chủ đổi mới”.

Báo cáo cũng đề cập rằng chiến lược tách rời của Mỹ bao gồm việc thành lập “Liên minh Dân chủ Công nghệ” để cô lập hoàn toàn Trung Quốc về mặt công nghệ, khiến Trung Quốc khó nhập khẩu các thành phần quan trọng, khó có được công nghệ tiên tiến và thu hút nhân tài. Báo cáo gợi ý rằng Bắc Kinh nên lựa chọn hợp tác quốc tế và đào tạo nhân tài để thu hẹp khoảng cách công nghệ Mỹ-Trung.

Theo Đài VOA Mỹ đưa tin ngày 3/2, bài báo tóm tắt có tiêu đề “Cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ trong lĩnh vực công nghệ: Phân tích và triển vọng” đã bị xóa khỏi trang web của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh.

Báo cáo trích dẫn phân tích của Scott Kennedy, cố vấn cấp cao về kinh tế và kinh doanh Trung Quốc, đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington (CSIS), nói rằng mặc dù báo cáo thông qua duyệt của Viện Quốc tế Bắc Kinh nhưng đã bị gỡ bỏ chỉ sau vài ngày được công bố, cho thấy sự không nhất quán giữa quan điểm của giới học thuật Trung Quốc và đường lối của đảng cầm quyền.

Paul Triolo, một nhà phân tích về công nghệ và địa chính trị, cũng cho rằng những điểm cơ bản trong báo cáo của Đại học Bắc Kinh rõ ràng là chính xác, nhưng Bắc Kinh có thể không muốn quảng bá những thông tin đó một cách công khai.

Michael Beckley, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tufts (Mỹ) đồng ý với kết luận trong báo cáo của Đại học Bắc Kinh. Ông nói rằng Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ và các đồng minh của Mỹ để tìm thị trường xuất khẩu, đặc biệt là họ phụ thuộc nghiêm trọng vào Mỹ và đồng minh của Mỹ trong công nghệ và tài nguyên chíp; khoảng 35% nền kinh tế Trung Quốc liên quan đến thương mại quốc tế so với chỉ 20% của Mỹ; Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70% – 80% dầu, chip máy tính, cảm biến cao cấp và thiết bị y tế tiên tiến, và phải nhập khẩu 90% thiết bị sản xuất tiên tiến.

“Điều này khiến Trung Quốc chịu nhiều tổn thất và viễn cảnh kinh tế suy thoái nhanh chóng mang tính hủy hoại đối với Bắc Kinh”, ông Beckley nói.

Mộc Vệ (t/h)

Xem thêm:

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

3 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

11 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

28 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago