Nhân dịp kỷ niệm 25 năm cuộc phản bức hại Pháp Luân Công, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số cơ quan điều hành của chính phủ liên bang đã đăng tải các dòng tweet ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Những dòng tweet này nhận được hàng triệu lượt nhấp chuột trên Twitter.
Trong số đó, tổng số lượt nhấp vào các tweet có liên quan do người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Trung tâm Truyền thông Châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã vượt quá 4,4 triệu lượt.
Ngoài ra, năm nay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn đặc biệt mời đại diện các học viên Pháp Luân Công tham gia buổi họp báo về báo cáo tự do tôn giáo quốc tế thường niên mới nhất.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã tweet kêu gọi thả các học viên Pháp Luân Công và những người thuộc mọi tín ngưỡng khác.
Ngày 22/7, ông Nicholas Burns, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, đã tweet lần lượt bằng tiếng Trung và tiếng Anh rằng: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lên tiếng ủng hộ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Trung Quốc trả tự do cho tất cả người dân bị bỏ tù vì đức tin của họ, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công.”
Pháp Luân Công là một công pháp tính mệnh song tu của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, bao gồm 5 bài bài tập và động tác đơn giản, dễ học, có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe.
Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vì sợ số lượng học viên Pháp Luân Công vượt quá số lượng đảng viên của ĐCSTQ và các giá trị “Chân, Thiện, Nhẫn” của môn tu luyện này khác với các quan niệm vô thần của ĐCSTQ.
Dòng tweet bằng tiếng Trung của Đại sứ Nicholas Burns có 229.000 lượt xem.
Dòng tweet tiếng Anh về thông tin này có 270.000 lượt xem. Dòng tweet này cũng đính kèm tuyên bố ủng hộ các học viên Pháp Luân Công của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trên trang web của Bộ này vào ngày 20/7.
Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã đăng một tweet với 1,9 triệu lượt xem.
Ngày 23/7, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc (US Mission CN) cũng đăng một dòng tweet bằng tiếng Trung trên Twitter của mình, và chuyển tiếp tuyên bố bằng tiếng Anh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra vào ngày 20/7, kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Dòng tweet đã nhận được 1,9 triệu lượt xem.
Ngày 20/7, nhân kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành một tuyên bố bằng văn bản, kêu gọi ĐCSTQ ngừng đàn áp Pháp Luân Công, và trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vì đức tin của họ.
Tuyên bố có đoạn: “Hôm nay, chúng tôi long trọng tưởng niệm 25 năm cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công. 25 năm qua, chính quyền ĐCSTQ đã thực hiện một chiến dịch xâm phạm và vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công và người nhà của họ.”
“Chúng tôi kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt chiến dịch đàn áp và thả tất cả những người bị cầm tù vì đức tin của họ.”
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lên tiếng về nhân quyền, bao gồm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy trách nhiệm giải trình của những người chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm và vi phạm nhân quyền.”
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn tiếp diễn suốt 25 năm qua. Theo thống kê chưa đầy đủ từ Minghui.org, chỉ riêng nửa đầu năm 2024, 70 học viên Pháp Luân Công đã chết do bị đàn áp, 447 người bị kết án bất hợp pháp, 1.470 người bị bắt cóc và 1.244 người bị sách nhiễu.
Ngày 20/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cũng đưa ra tuyên bố trên Twitter. Ông viết: “Hôm nay, chúng tôi tưởng niệm 25 năm cuộc đàn áp các học viên phong trào tín ngưỡng Pháp Luân Công của ĐCSTQ.” Dòng tweet này đã nhận được hơn 740.000 lượt nhấp chuột.
Ngày 22/7, Trung tâm Truyền thông Châu Á Thái Bình Dương (U.S. Asia Pacific Media Hub) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đăng lại trên Twitter tuyên bố bằng tiếng Anh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra vào ngày 20/7, kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Dòng tweet đã nhận được 1,3 triệu lượt xem.
Ngày 20/7, Cục Nhân quyền, Dân chủ và Lao động của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chuyển tiếp trên Twitter tuyên bố bằng tiếng Anh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra vào ngày 20/7, kêu gọi chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 26/6, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đặc biệt mời đại diện của các học viên Pháp Luân Công đến tham dự buổi ra mắt báo cáo thường niên về tự do tôn giáo.
Trong bài phát biểu của mình, ông Rashad Hussain, Đại sứ về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao, nói rằng năm nay đánh dấu năm thứ 25 ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công.
Ông cũng đề cập đến bà Trương Ngọc Hoa, một học viên Pháp Luân Công tại hiện trường. Ông nói, bà ấy là một phụ nữ dũng cảm. Bà ấy đã nhiều lần bị cầm tù và bị tra tấn vì kiên định với niềm tin của mình. Bà ấy rất mong muốn được đoàn tụ với người chồng không có tự do ở Trung Quốc.
Sau cuộc gặp, Ngoại trưởng Antony Blinken nói với học viên Pháp Luân Công Trương Ngọc Hoa, rằng ông đã nhìn thấy trải nghiệm bị đàn áp của vợ chồng bà, đồng thời bày tỏ sự cảm thông sâu sắc, và cảm ơn bà vì những nỗ lực không mệt mỏi, nhằm theo đuổi tự do tín ngưỡng.
Các đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Washington, DC cũng được mời tham dự buổi lễ báo cáo tự do tôn giáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Người đại diện nói với The Epoch Times: “Năm nay đánh dấu kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Rõ ràng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, và đã mời các học viên Pháp Luân Công bị bức hại cùng các đại diện từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Washington, DC đến tham dự lễ công bố báo cáo.”
Ngày 25/6/2024, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Dự luật bảo vệ Pháp Luân Công”.
Dự luật này áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người tham gia, hay hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, bao gồm phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ, không cấp thị thực, tự động thu hồi thị thực hiện có, cùng một loạt các án tù và tài chính.
Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện tính mệnh song tu của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, gồm 5 bài công pháp với động tác đẹp mắt, có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 đến 100 triệu người, vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ. Ngày 20/7/1999. Vì ganh tỵ và sợ hãi, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp tiêu diệt. Sau cuộc đàn áp, các trại giam, trại lao động và nhà tù các cấp của ĐCSTQ đã sử dụng hàng trăm phương thức tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công kiên định tu luyện, như đánh đập, sốc điện, đốt, làm bỏng bằng nước sôi, bàn là, đóng băng, nhà tù nước, “áo trói”, “ghế cọp”, “giường người chết”, rắn độc cắn, xâm hại tình dục… Trong số đó, các hình thức đánh đập dã man bao gồm đánh đập bằng chùy, khóa dây, thắt lưng và các dụng cụ tra tấn khác. Những thủ đoạn bức hại tâm thần gồm tiêm thuốc độc, trộn thuốc độc vào cơm, hạ độc nước… |
Bình Minh (t/h)
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…