Những ảnh hưởng của Đạo luật CHIPS đến cuộc chiến khoa học công nghệ Mỹ – Trung

Ngày 9/8, Tổng thống Mỹ Biden đã ký một đạo luật lưỡng đảng để cung cấp các động lực lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Những người ủng hộ nói rằng đạo luật sẽ giúp thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước ở (Mỹ) để đối kháng Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung và giải quyết các thách thức trong chuỗi cung ứng.

Tổng thống Joe Biden. (Nguồn: Adam Schultz/ Nhà Trắng)

Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS and Science Act) trị giá 280 tỷ USD, được thông qua sau hơn một năm làm việc và nhiều lần sửa đổi của quốc hội, đánh dấu sự hợp tác lưỡng đảng hiếm có ở Mỹ. Cả hai đảng đều tin rằng dự luật này rất quan trọng để chống lại sự cưỡng bức kinh tế của ĐCSTQ, để giành chiến thắng trong cạnh tranh kinh tế với ĐCSTQ, và củng cố an ninh quốc gia.

Theo Đạo luật về Chips và Khoa học, chính quyền Biden đã sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, giám sát đầu tư và trợ cấp hào phóng cho các công ty không phải của Trung Quốc nhằm tăng cường sản xuất chip trong nước, khiến Trung Quốc khó có được công nghệ bán dẫn tiên tiến hơn.

Đạo luật chấn hưng sản xuất chất bán dẫn trong nước của Mỹ, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài

Đạo luật bao gồm 52 tỷ USD khuyến khích cho các nhà sản xuất chất bán dẫn hoặc chip xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn trong nước, cũng như hơn 80 tỷ USD dùng cho Quỹ Khoa học Quốc gia ủy quyền để hỗ trợ đổi mới và nghiên cứu trong 5 năm.

Nhà Trắng gọi đạo luật này là giải pháp cho những thách thức chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19. Trong thời gian đại dịch, sự thiếu hụt chip trên toàn cầu đã làm trì hoãn việc sản xuất ô tô và thiết bị điện tử, bao gồm các mặt hàng từ ô tô đến điện thoại di động, đến vũ khí.

Trong số 52 tỷ USD, 39 tỷ USD được dành trực tiếp cho “khuyến khích sản xuất” để xây dựng và mở rộng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn hoặc nhà máy chế tạo bán dẫn. Số tiền sẽ được phân phối trong 5 năm, trong đó gồm 19 tỷ USD trong năm nay và 5 tỷ USD khác mỗi năm cho đến năm 2026. Dự luật cũng dành 200 tỷ USD cho nghiên cứu trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.

Khoản tiền này cũng bao gồm hàng tỷ USD cho nghiên cứu chất bán dẫn và phát triển tài năng để xây dựng đội ngũ nhân tài cho ngành công nghiệp trong nước Mỹ; dự luật cũng bao gồm các khoản khấu trừ thuế cho các khoản đầu tư vào Mỹ.

Ông Biden: Đạo luật bao gồm các hàng rào bảo vệ quan trọng

Đạo luật mới nhằm mục đích gia tăng sản xuất chất bán dẫn nội địa của Mỹ trong dài hạn, để giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các nhà cung cấp nước ngoài. Những người ủng hộ cũng nói rằng điều này sẽ giúp Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc.

“Bằng cách sản xuất nhiều chất bán dẫn hơn ở Hoa Kỳ, dự luật này sẽ tăng sản xuất trong nước và giảm chi phí hộ gia đình.” Ông Biden hoan nghênh việc thông qua dự luật trong một tuyên bố hôm thứ Năm tuần trước (ngày 4/8).

Ông Biden nói: “Hơn nữa, nó (dự luật) sẽ củng cố an ninh quốc gia của chúng ta bằng cách giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào các nguồn bán dẫn nước ngoài”, “Dự luật bao gồm các hàng rào bảo vệ quan trọng để đảm bảo rằng các công ty nhận tiền thuế đầu tư vào Mỹ, đồng thời đảm bảo công nhân công đoàn đang xây dựng các nhà máy sản xuất mới trên khắp đất nước.”

Nhiều kênh truyền thông trước đó đã đưa tin, văn bản của đạo luật này chỉ ra rằng các công ty chip đặt nhà máy ở Mỹ sẽ không thể mở rộng sản xuất chip ở Trung Quốc hoặc các quốc gia có liên quan khác (chẳng hạn như Nga) trong 10 năm tới nếu họ nhận được trợ cấp từ Chính phủ Mỹ.

Bloomberg đưa tin rằng đạo luật đặt ra giới hạn tĩnh là 28 nanomet, có nghĩa là những người nhận trợ cấp không thể sản xuất bất kỳ con chip nào nhỏ hơn và cao cấp hơn kích thước đó tại Trung Quốc. Các công nghệ chip 28 nanomet ra đời trước rất nhiều so với công nghệ bán dẫn tiên tiến, nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm bao gồm ô tô và điện thoại thông minh. Lệnh cấm của dự luật cũng bao gồm các chip logic và bộ nhớ.

Các biện pháp này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính quyền Biden nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng của Mỹ và chống lại chiến lược của Trung Quốc nhằm làm chậm quá trình hội nhập quân sự – dân sự của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) và ngăn chặn quá trình hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh.

Nhà phân tích: Đạo luật đưa ra tín hiệu quan trọng

Thượng viện đã thông qua dự luật bằng một cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng với tỷ lệ 64-33 vào ngày 27/7. Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell và 16 đảng viên Cộng hòa khác bỏ phiếu ủng hộ.

Ông Guarav Gupta, một nhà phân tích ngành công nghiệp bán dẫn tại công ty nghiên cứu Gartner của Mỹ, nói với Nikkei Asian Review rằng mặc dù số liệu (tiền tài trợ) thô có thể không thay đổi đáng kể, nhưng việc Mỹ đang trợ cấp cho ngành công nghiệp chip nội địa của mình lại là một tín hiệu rất quan trọng.

Ông nói: “Có thể nói rằng Mỹ đã sẵn sàng ủng hộ chính sách của mình và cho rằng chất bán dẫn là quan trọng.”, “Tôi nghĩ đó là thông điệp chính ở đây. Nhưng để có tác động có ý nghĩa, đó phải là một chính sách nhất quán hơn nữa.”

Ông Brian Deese, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo gần đây rằng đạo luật này sẽ có tác động gần như trực tiếp đến quyết định kinh doanh của các công ty tại Mỹ. Tuy nhiên ông thừa nhận tác động đối với chuỗi cung ứng trong nước sẽ lâu dài.

“Đây là một dự án dài hạn, một dự án quốc gia dài hạn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và an ninh quốc gia, tác động cuối cùng của nó sẽ được cảm nhận trong vài năm”, ông Brian Deese nói.

Ngày 9/8, Nhà Trắng cho biết, các công ty bị “kích thích” bởi đạo luật chip đã công bố hơn 44 tỷ USD đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn mới. Trong đó, 40 tỷ USD đến từ các khoản đầu tư vào sản xuất chip nhớ. Nhà Trắng cho biết động thái của các công ty sẽ tạo ra 8.000 việc làm mới và thúc đẩy thị phần sản xuất chip nhớ của Mỹ từ 2% lên 10%.

Nhà phân tích: Đạo luật có thể buộc các công ty chip phải chọn đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc

Các nhà phân tích và luật sư nói với Nikkei Asian Review rằng các điều khoản (hàng rào bảo vệ) của dự luật đã tạo ra một “bãi mìn” cho các công ty, thực tế có thể buộc họ phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chất bán dẫn là chiến trường quan trọng trong cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung. Chip là bộ não của các thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, máy tính xách tay đến trung tâm dữ liệu. Chip cũng đóng một vai trò quan trọng các hệ thống vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như hệ thống tên lửa chống tăng mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, v.v.

Đạo luật này có một số trường hợp được phép đầu tư vào Trung Quốc nếu các khoản đầu tư của họ nhằm bảo vệ các lợi ích kinh doanh hiện có và quan trọng ở Trung Quốc, nhưng chỉ giới hạn ở những con chip truyền thống.

Ông Tan Albayrak, luật sư kiểm soát xuất khẩu và trừng phạt tại Reed Smith LLP, nói với Nikkei rằng chất bán dẫn truyền thống bao gồm công nghệ chip 28 nanomet hoặc thế hệ cũ hơn.

Tờ Nikkei đưa tin, các luật sư đã cảnh báo rằng các công ty nên thực hiện các biện pháp hạn chế đầu tư một cách nghiêm túc. “Các hình phạt không chỉ bao gồm các khoản tiền bị mất, mà còn các hình phạt khác ‘vì lợi ích quốc gia’ với cách giải thích ngôn ngữ khá rộng. Và tất nhiên, có tác động về danh tiếng nếu các công ty lạm dụng những khoản tiền đó”, Barnes & Thornburg, một công ty luật tại Washington chuyên về thương mại quốc tế và các quy định kiểm soát xuất khẩu, đối tác Clinton Yu, nói với Nikkei.

Ông Martijn Rasser, một thành viên cấp cao và là giám đốc của Trung tâm An ninh mới của Mỹ, cho biết các hạn chế có thể là bước dạo đầu cho việc giám sát đầu tư nước ngoài khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất chip.

Ông nói với Nikkei: “Những hạn chế này nhấn mạnh mối quan tâm ngày càng tăng của các nhà hoạch định chính sách Mỹ rằng nguồn tài trợ của Mỹ đang giúp Trung Quốc xây dựng năng lực. Những hạn chế này là bản phác thảo ban đầu về những gì bạn có thể mong đợi trong khuôn khổ đánh giá đầu tư ra nước ngoài.”

Ngày 3/8, tờ Financial Times đưa tin ông Yeo Han-koo, một cựu quan chức kinh tế Hàn Quốc, từng giữ chức Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc cho đến tháng Năm năm nay, việc “điều chỉnh lại chiến lược” của các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đối với Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu.

Báo cáo cho biết các điều khoản trong dự luật chip đã khiến Samsung và SK Hynix phải xem xét lại hoạt động của họ tại Trung Quốc, theo những người quen thuộc với quan điểm của 2 công ty cho biết.

Một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho biết thêm, theo thời gian, một số khoản đầu tư của Hàn Quốc vào sản xuất chip của Trung Quốc có thể bị “vứt bỏ”.

Hạ Vũ

Published by
Hạ Vũ

Recent Posts

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

34 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago