Những thách thức ngoại giao của chính quyền Trump trong năm mới

Năm 2020 bắt đầu với một loạt thách thức ngoại giao đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi tại quê nhà, bóng đen của vụ luận tội đang đe dọa sẽ ám ảnh chiến dịch tái tranh cử của ông. 

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Mike Pompeo đã phải hủy bỏ vì các xung đột tại Đại Sứ quán ở Iraq. Bộ Ngoại giao nói rằng việc theo dõi những diễn biến ở Iraq và vụ tấn công vào Đại Sứ quán Mỹ ở Baghdad sẽ giữa chân ông Pompeo tại Washington.

Tôi đảm bảo tôi sẽ ở đúng vị trí để đảm bảo rằng người của chúng ta, những nhân sự của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ được an toàn và đảm bảo an ninh tại Trung Đông. Và nếu điều đó nghĩa là tôi phải thay đổi hay hoãn lại các chuyến công du của mình thì đó là điều tôi sẽ làm”, ông Pompeo thông báo.

Tòa Bạch Ốc cáo buộc Iran đứng đằng sau vụ tấn công vào tòa nhà Đại Sứ quán tại Baghdad và cảnh báo rằng hệ thống cấm vận chống lại Iran sẽ tiếp tục siết chặt trong năm 2020.

Iran là một trong nhiều thách thức ngoại giao mà chính quyền Trump phải đối mặt trong năm mới. Trong khi chính quyền Trump nói rằng họ sẽ xây dựng chính sách ngoại giao với Iran trên những thành công của năm cũ, thì Đảng Dân chủ chỉ trích rằng chính sách này không có gì ngoài thất bại. Chế độ Hồi giáo Iran sau khi bị Mỹ xé bỏ thỏa thuận hạt nhân 2015 và đặt lại vào khung trừng phạt ngày càng tỏ ra khiêu khích và cứng đầu hơn. Hôm thứ Ba, Tổng thống Trump cảnh báo rằng “Iran sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho sự mất mát sinh mạng và thiệt hại vật chất ở bất kỳ cơ sở nào của Mỹ. 

Họ sẽ phải trả một cái giá rất lớn. Đây không phải là một cảnh báo. Đây là một lời đe dọa!”

Trong khi đó, nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố phá bỏ cam kết ngừng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa mà Kim đồng ý với ông Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên ở Singapore tháng 6/2018. Kim cũng đe dọa sẽ cho thế giới chứng kiến một loại vũ khí chiến lược mới.

Trong 1 năm rưỡi qua, Hoa Kỳ đã nỗ lực không thành công để thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình và nay hai nước có nguy cơ trở lại bờ vực xung đột trước những đột phá ngoại giao năm 2018.

Với Trung Quốc, trong khi ông Trump vừa ấn định ngày ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào ngày 15/1 tại Tòa Bạch Ốc, vẫn còn một loạt các xung đột về ý thức hệ, chế độ thương mại và nhân quyền giữa hai quốc gia. Hoa Kỳ đã chính thức ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ của người dân Hồng Kông và lên án việc đàn áp, bắt bớ và theo dõi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trung Quốc đáp trả rằng Hoa Kỳ và các thế lực phương Tây đang can thiệp vào sự vụ nội bộ của họ nhằm thổi bùng xung đột và kích động bạo lực.

Ngoài “bộ tam hắc ám” Iran, Trung Quốc và Triều Tiên, chính quyền Trump còn phải đối mặt với thách thức trong cuộc đàm phán hòa bình với phiến quân Taliban ở Afghanistan, triển vọng ngoại giao đối đầu hay hợp tác với Nga, chính phủ Nicolas Maduro tại Venezuela, và những câu hỏi về quan hệ giữ Mỹ và các đồng minh lâu đời nhất của mình ở Châu Âu.

Trọng Đức

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Ông Trần Đức Lương từ trần do tuổi cao, sức yếu.

7 giờ ago

Thủ đoạn trốn thuế quan Mỹ của các nhà xuất khẩu Trung Quốc

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã đề xuất “bao thuế”, “miễn khai báo” với…

10 giờ ago

Đoàn Việt Nam gặp các tập đoàn năng lượng, điện hạt nhân, hàng không vũ trụ và công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ

Ngày 20/5/2025 tại Hoa Kỳ (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn…

11 giờ ago

Làm thế nào để đứng lên khi cuộc sống đánh gục bạn?

Những thảm họa cá nhân xảy ra bất ngờ, nhưng những bước đơn giản có…

13 giờ ago

Tổng thống Trump cáo buộc các cố vấn của ông Biden phạm tội phản quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cáo buộc các trợ lý cấp cao của…

14 giờ ago

Sản phẩm giảm cân của Ngân 98 bị kiểm tra

Cơ quan chức năng TP.HCM kiểm tra sản phẩm giảm cân của Ngân 98 vì…

14 giờ ago