Nội tình mờ ám sau vụ người Nhật sang Trung Quốc ghép tạng

Từ đầu năm nay, xã hội Nhật Bản đã chú ý đến “Vụ mổ cướp nội tạng sống đầu tiên”. Nghi phạm chính Hirmichi Kikuchi là người đầu tiên ở Nhật Bản bị buộc tội môi giới cấy ghép nội tạng ở nước ngoài. Phiên tòa đầu tiên của vụ án Kikuchi hiện đang được lên kế hoạch vào ngày 30/6 tại Tòa án quận Tokyo.

Buổi chiếu phim tài liệu “Thu hoạch nội tạng sống” tại quận Sumida, Tokyo, Nhật Bản ngày 20/1/2017. (Ảnh: Ngưu Bân / Epoch Times)

Vụ án Kikuchi được phơi bày bắt đầu từ tháng 8/2022 với một loạt báo cáo của tờ Yomiuri Shimbun. Ông Kikuchi năm nay 62 tuổi và là người đứng đầu một tổ chức phi lợi nhuận (NPO) “Hội hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.

Ngày 20/3 năm nay, cơ quan công tố đã chính thức truy tố Kikuchi, khiến ông trở thành nghi phạm đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản bị buộc tội vi phạm “Luật cấy ghép nội tạng” của Nhật Bản, và làm môi giới bất hợp pháp cho người Nhật Bản ra nước ngoài ghép tạng.

Trước khi bị bắt vào tháng 2 năm nay, ông Kikuchi nói với NHK rằng ông đã tiếp nhận khoảng 180 bệnh nhân Nhật Bản, và sắp xếp các ca ghép tạng tại các bệnh viện ở 6 quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Belarus. Mỗi bệnh nhân trả cho hiệp hội từ 20 triệu – 33 triệu yên (khoảng 143.406 – 236.621 USD).

Vụ Kikuchi liên quan sâu sắc đến Trung Quốc. Các kênh truyền thông đại chúng đã tiết lộ sự thật của vụ án, cho thấy ông Kikuchi đã chuyển công ty sản xuất chăn ga gối đệm đến Thượng Hải, Trung Quốc vào năm 1998. Ông ta bắt đầu làm môi giới buôn bán nội tạng vào năm 2003 sau khi kết nối với chuỗi ngành cấy ghép nội tạng ở Thượng Hải.

Tổ chức phi lợi nhuận do Kikuchi thành lập vào tháng 6/2007 ban đầu có trụ sở tại Trung Quốc. Theo báo cáo của hiệp hội, trong 3 năm từ tháng 6/2017 – 5/2020, Trung Quốc vẫn là quốc gia mục tiêu duy nhất cho việc cấy ghép nội tạng của bệnh nhân Nhật Bản. Doanh thu trong 3 năm này chiếm hơn 60% doanh thu trong 5 năm qua của hiệp hội.

Tuy nhiên, kể từ khi virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lây lan, do biên giới Trung Quốc bị phong tỏa nghiêm ngặt, hiệp hội đã gặp khó khăn trong việc đưa bệnh nhân sang Trung Quốc để ghép tạng. Vì vậy, họ đã hợp tác với một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau tháng 10/2021, người này dẫn bệnh nhân Nhật Bản đến Trung Á, Đông Âu và các nước khác. Nói cách khác, ông Kikuchi đã môi giới cấy ghép nội tạng cho người Nhật Bản ở Trung Quốc trong một thời gian dài. Doanh thu và lợi nhuận liên quan là nguồn thu lớn của hiệp hội, nếu không có dịch bệnh thì việc kinh doanh ở Trung Quốc của họ sẽ không bị gián đoạn.

Vụ án Kikuchi gợi nhớ về một câu chuyện cũ. Ngày 16/2/2009, trang web của Bộ Y tế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đăng bài “Hoàng Khiết Phu: Điều tra 17 người Nhật Bản được cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc”.

Năm đó, kênh truyền thông tiết lộ vụ việc này đầu tiên vẫn là truyền thông Nhật Bản. Theo hai hãng tin Kyodo News Asahi Shimbun, tháng 8/2007, 17 người Nhật Bản đã được cấy ghép nội tạng thông qua chuyến du lịch đến Trung Quốc.

Những bệnh nhân này đều được kết nối với các bệnh viện Trung Quốc, thông qua một tổ chức phi lợi nhuận của Nhật Bản chịu trách nhiệm về cấy ghép nội tạng. Bệnh viện nơi ca phẫu thuật được sắp xếp nằm ở Quảng Châu, Quảng Đông. Các bệnh nhân trong nhóm này có độ tuổi từ 50 – 65, đa số được ghép thận, số còn lại được ghép gan.

Về chi phí, mỗi người phải trả tổng cộng khoảng 10 triệu yên (khoảng 71.739 USD) cho tổ chức phi lợi nhuận Nhật Bản này. Trong đó 8 triệu yên (khoảng 57.391 USD) là chi phí phẫu thuật, bao gồm phí phẫu thuật và chi phí nằm viện trả cho các bệnh viện và bác sĩ Trung Quốc. 2 triệu yên còn lại (khoảng 14.348 USD) là “phí cảm ơn” dành cho bác sĩ phẫu thuật chính.

Vào thời điểm đó, các kênh truyền thông Đại Lục đã báo cáo tiếp theo về vụ việc này. Những ca cấy ghép từ năm 2007 – 2008 tại tất cả các bệnh viện được phép cấy ghép nội tạng ở Quảng Châu (loại trừ các bệnh viện quân đội) đã được đào lên, và điều tra từng bệnh viện một. Nhiều bệnh viện tuyên bố rằng họ chưa bao giờ thực hiện cấy ghép nội tạng cho người nước ngoài.

Tuy nhiên, một bệnh nhân Nhật Bản nói với Asahi Shimbun rằng đó là bệnh viện trực thuộc quân đội (tức Bệnh viện Đa khoa Quảng Châu trước đây của Bộ Tư lệnh Quân sự Quảng Châu, nay đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Chiến khu Nam bộ). Theo yêu cầu của các bệnh viện Trung Quốc, họ đều phải nhập viện bằng tên tiếng Trung.

Báo cáo cũng cho biết, để không làm lộ sự việc, những bệnh nhân Nhật Bản này đã nhập viện dưới tên tiếng Trung theo yêu cầu của các bệnh viện Trung Quốc. Tuyên bố sẽ “điều tra và trừng phạt nghiêm khắc” của ông Hoàng Khiết Phu, một quan chức y tế cấp cao của ĐCSTQ, đã trở thành một trò đùa.

Nhìn lại chúng ta sẽ thấy rằng tháng 8/2007, khi 17 người Nhật Bản đến Trung Quốc ghép tạng, cũng trùng hợp với thời điểm 2 tháng sau khi Kikuchi thành lập hiệp hội.

Sau khi trả tiền, những khách hàng Nhật Bản này còn bị buộc phải dùng tên giả mạo, huống hồ là những người cung cấp tạng. Ngay từ năm 2006, các điều tra viên của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã tiến hành một cuộc điều tra qua điện thoại với ông Chu Vân Tùng, Giám đốc Khoa Tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Quân khu Quảng Châu. Ông Chu đã tuyên bố rõ ràng rằng họ có thể cung cấp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Vụ án của ông Kikuchi trùng khớp với một mẩu tin tức cũ. Tháng 9/2007, cả cơ quan công an và bộ phận đối ngoại của ĐCSTQ cao giọng bắt giữ Hiroyuki Nagase, một người đàn ông Nhật Bản bị tình nghi buôn bán nội tạng người ở Trung Quốc.

Ông ta là người đứng đầu một doanh nghiệp do Nhật Bản tài trợ tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Tháng 12/2003, ông thành lập trang web “Trung tâm Hỗ trợ Cấy ghép Nội tạng Quốc tế”, nơi cung cấp dịch vụ cấy ghép nội tạng cho bệnh nhân Nhật Bản. Theo Nagase, từ năm 2004 – tháng 3/2006, khoảng 200 người Nhật Bản đã được ghép tạng ở Trung Quốc.

Trong bối cảnh vụ việc “người Nhật Bản đầu tiên bị bắt ở Trung Quốc vì nghi ngờ mua bán nội tạng”, ĐCSTQ đã ban hành các quy định đầu tiên về cấy ghép nội tạng vào tháng 3/2007 và một văn bản cấm du lịch ghép tạng vào tháng 7/2007, nhằm chuyển hướng chú ý của cộng đồng quốc tế khỏi nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công ở Tô Gia Đồn, Liêu Ninh.

Trang web của Nagase bị nêu tên và vạch trần lần đầu tiên vào tháng 7/2006 khi luật sư nhân quyền người Canada David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour cùng công bố “Báo cáo điều tra nạn mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ”.

Báo cáo tiết lộ, một nhà môi giới Nhật Bản ở Thẩm Dương đã tham gia buôn bán nội tạng ở Trung Quốc. Vào năm 2004, nhà môi giới này đã quảng cáo trên trang web của Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Quốc tế Trung Quốc, nhằm thu hút bệnh nhân Nhật Bản đến Thẩm Dương khám sức khỏe và hứa hẹn ghép gan, ghép thận nhanh nhất trong vòng 1 – 2 tuần, ghép tim và phổi có thể được thực hiện trong vòng 1 tháng.

Thẩm Dương chính là thành phố có Tô Gia Đồn, nơi bùng phát nạn thu hoạch sống. Rõ ràng, ĐCSTQ đã trắng trợn phủ nhận báo cáo của 2 điều tra viên Kilgour và Matas, nhưng lại bắt giữ Hiroyuki Nagase theo báo cáo trên.

Nói chung, các bên môi giới của Nhật Bản sắp xếp những người Nhật bình thường sang Trung Quốc để thay thế nội tạng theo nhóm, cũng có những bên trung gian của Trung Quốc sắp xếp “du lịch ghép tạng một người” cho các chính trị gia, người giàu và người có thân phận đặc biệt.

Một trường hợp năm 2007 cũng là trải nghiệm cá nhân của Ushio Sugawara, cựu lãnh đạo băng đảng xã hội đen Yamaguchi-gumi ở Nhật Bản, được mệnh danh là “ông trùm kinh tế”.

Bệnh gan của anh trai ông Ushio Sugawara ngày càng trầm trọng và cần được ghép gan. Người môi giới là một bác sĩ người Trung Quốc từng sống tại Nhật Bản. Ca phẫu thuật được sắp xếp tại Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát Vũ trang Bắc Kinh. Trung tâm ghép tạng của bệnh viện này được ông Thẩm Trung Dương thành lập. Ông sống tại Nhật Bản 2 lần và được Giang Trạch Dân bổ nhiệm.

Tháng 8/2007 (chỉ 1 tháng sau), Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát Vũ trang đã báo cáo rằng có một người hiến tặng và chi phí là 30 triệu yên (khoảng 215.148 USD), cao gấp 3 lần so với mức giá thị trường vào thời điểm đó.

Dưới sự truy hỏi của ông Ushio Sugawara, bác sĩ môi giới nói rõ ràng rằng những người hiến tặng là học viên Pháp Luân Công, và rằng những người hiến tặng như vậy cần bao nhiêu cũng có thể cung cấp tùy theo nhu cầu.

Từ đó có thể thấy rằng các bác sĩ đã bị ĐCSTQ tẩy não còn tàn ác hơn cả dân xã hội đen. Bác sĩ môi giới đã nói với ông Ushio Sugawara một bí mật không thể nói ra.

Có thể vị bác sĩ này nghĩ rằng dân xã hội đen rất tàn nhẫn, nhưng không thể ngờ rằng ông Ushio Sugawara đã “gác kiếm” và dám tố cáo với WOIPFG trải nghiệm cá nhân này lên mạng xã hội vào 15 năm sau, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Epoch Times.

Mặc dù có một thị trường chợ đen nội tạng bên ngoài Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc, tội ác tàn bạo này đã được ĐCSTQ phê duyệt. Nạn thu hoạch nội tạng sống có hệ thống là điều độc nhất của chế độ ĐCSTQ.

Vụ án Kikuchi cho thấy, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu chú ý đến rủi ro đạo đức to lớn, không thể để Nhật Bản và người dân Nhật Bản trở thành đồng phạm, đồng lõa với tội ác chống lại loài người của ĐCSTQ.

Trần Tư Mẫn

Published by
Trần Tư Mẫn

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

10 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

37 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago