Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump từng nói rằng sẽ thu phí bảo vệ từ TSMC. Giờ đây khi ông được xác nhận sẽ vào Nhà Trắng, nhiều người lo lắng cho tương lai của Đài Loan.
Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, đối với các khẩu hiệu tranh cử của ông Donald Trump bao gồm TSMC tước đoạt ngành công nghiệp chip của Mỹ và Đài Loan cần trả phí bảo vệ.
Ông Trần Văn Giáp (Wen-Chia Chen), cố vấn cấp cao tại Viện Chính sách Quốc gia Đài Loan, phân tích rằng ông Trump gần đây đã nhiều lần tuyên bố rằng Đài Loan nên trả phí phòng vệ cho Mỹ, điều này phản ánh ý tưởng của ông ấy rằng Đài Loan nên đảm nhận nhiều nghĩa vụ tài chính và thực chất hơn trong hợp tác an ninh, để trong tương lai, trong quá trình giao lưu quân sự Đài Loan – Mỹ, phía Mỹ sẽ càng nhấn mạnh hơn nữa trách nhiệm của Đài Loan trong việc độc lập cải thiện khả năng phòng vệ của mình, đồng thời sẽ yêu cầu Đài Loan chia sẻ nhiều chi tiêu quân sự hơn để đảm bảo sự công bằng trong hợp tác Mỹ – Đài Loan.
Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Quách Trí Huy cho biết từ góc độ kinh doanh, Đài Loan và Mỹ bổ sung cho nhau về mặt kinh tế. Đài Loan có thế mạnh về chuỗi cung ứng sản xuất chip và Mỹ chiếm 70 đến 80% thiết kế chip toàn cầu. Nếu hợp tác kinh tế và thương mại Đài Loan – Mỹ thay đổi, đó sẽ không phải là điều tốt cho các doanh nghiệp Mỹ.
Ông Quách cho biết, nhà máy của TSMC tại Mỹ đã thử nghiệm sản xuất thành công và dự kiến tổ chức buổi lễ vào tháng 12, tổng thống tiếp theo của Mỹ nên tạo điều kiện thuận lợi cho TSMC. Trong các quy trình tiên tiến dưới 7 nanomet, TSMC gần như là ở vị trí thống trị, nhu cầu thị trường rất lớn nên không thể hạn chế sự phát triển của TSMC.
Ông nhấn mạnh, ở góc độ doanh nghiệp, dù ai đắc cử cũng sẽ không ảnh hưởng lớn đến Đài Loan, đặc biệt là TSMC.
Ông Lưu Kính Thanh (Paul Liu), Chủ tịch Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan, thẳng thắn cho rằng nếu ông Trump thu tiền bảo hộ từ Đài Loan, người bị tổn hại sẽ là các nhà sản xuất lớn của quốc tế như Apple, NVIDIA, AMD và Intel, “ông Trump là một doanh nhân sẽ không thu phí bảo vệ để gây ra chi phí của sản phẩm Mỹ tăng cao hơn, việc tăng giá sẽ tác động đến dân ý”.
Ông Lưu cho biết thêm rằng TSMC đã hợp tác sản xuất tại Arizona, Mỹ và có 3 nhà máy, và đã đạt được hiệu quả đối với sự an định của Mỹ.
Dựa trên điều này, ông Lưu tin rằng phát ngôn thu phí bảo hộ từ Đài Loan của Trump là ngôn ngữ bầu cử và sẽ khó thực hiện nó. Thay vào đó, ông Trump sẽ áp thuế 60% đối với Trung Quốc và giảm nhập khẩu từ Trung Quốc hàng năm, đối với doanh nhân Đài Loan thì đây là một cơ hội tốt.
Vì ông Trump có thể mở rộng lệnh cấm đối với Huawei và các công ty khác, nên đây cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Đài Loan, ông Lưu cho biết ông nhìn nhận vấn đề này tích cực hơn và sẽ khích lệ các doanh nghiệp Đài Loan đủ dũng cảm để phát triển một tương lai tốt đẹp hơn.
Theo The Mirror (Anh), khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ và khởi động lại chính sách thuế quan cao, TSMC có thể trở thành một trong những mục tiêu của chính sách thương mại.
Về vấn đề này, ông Tôn Minh Đức (Sun Ming-Te), giám đốc Trung tâm Thịnh vượng của Học viện Kinh tế Đài Loan, cho rằng ông Trump có thể gây thêm áp lực lên TSMC thông qua thuế quan và yêu cầu TSMC chuyển các quy trình sản xuất mới nhất của mình sang Mỹ.
Đáp lại lập luận về “phí bảo hộ” của ông Trump, Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan cũng cho rằng không cần thiết phải phóng đại những lo ngại như vậy, bởi một khi “phí bảo hộ” được áp dụng, nạn nhân cuối cùng sẽ là các nhà sản xuất lớn quốc tế như Apple và NVIDIA.
Hội đồng Phát triển Quốc gia Đài Loan đã đề cập trong cuộc chất vấn rằng ông Trump là một nhà kinh doanh, ông ấy sẽ không áp dụng các biện pháp như vậy để làm tăng chi phí và giá cả sản phẩm của Mỹ. Hành động này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghệ của Mỹ, vì vậy khả năng thu phí bảo vệ là khá hạn chế.
Trên thực tế, lập trường cứng rắn của ông Trump không chỉ nhắm vào TSMC. Một số chuyên gia chỉ ra rằng nếu ông Trump phát động chiến tranh thương mại một lần nữa, ngành thông tin và truyền thông của Đài Loan phải luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ.
Về vấn đề này, ông Tôn Minh Đức phân tích, thời điểm dễ xảy ra chiến tranh thương mại nhất của ông Trump là nửa cuối năm 2025, khi đó xuất khẩu công nghiệp từ châu Á và Đài Loan sẽ gặp thách thức, các chính sách thương mại của ông Trump sẽ ảnh hưởng đến thế giới, và mục tiêu chính của ông là để khiến nhiều công ty hơn nữa xây dựng nhà máy ở Mỹ.
Ông Lư Siêu Quần (Nicky Lu), chủ tịch Etron Technology cho biết, kỷ nguyên của chủ nghĩa bảo hộ đã đến và toàn cầu hóa không còn là lựa chọn tất yếu. Khi tác động từ cuộc chiến thương mại của ông Trump ngày càng rõ ràng, thị trường toàn cầu đang phải đối mặt với những biến động mới và phải ứng phó càng sớm càng tốt.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…