Sau khi các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Pháp và các công đoàn về cải cách lương hưu bị đình trệ, người dân Pháp đã tổ chức cuộc biểu tình và đình công lần thứ 11 trên toàn quốc, để phản đối dự luật cải cách lương hưu do Tổng thống Macron cưỡng bức thông qua.
Tổng hợp thông tin từ các kênh truyền thông Âu Mỹ, do các cuộc đàm phán cải cách lương hưu mới nhất giữa Chính phủ Pháp và các tổ chức công đoàn đã đi vào bế tắc, người dân Pháp đã tổ chức các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc vào ngày 6/4. Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc lần thứ 11 tại Pháp kể từ tháng 1 năm nay, và do liên hợp các công đoàn lớn của Pháp phản đối cải cách lương hưu, tổ chức.
Ngày 14/4, Hội đồng Hiến pháp Pháp (Conseil Constitutionnel) sẽ đưa ra phán quyết về dự luật cải cách lương hưu của Chính phủ Pháp. Theo luật của Pháp, Hội đồng Hiến pháp đưa ra phán quyết về tính hợp hiến của các dự luật do Quốc hội Pháp thông qua, trước khi tổng thống ký ban hành thành luật. Hội đồng Hiến pháp có quyền hủy bỏ một số hoặc toàn bộ nội dung của dự luật.
Mặc dù cải cách lương hưu của Pháp là thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Emmanuel Macron, nhưng ông vẫn tận dụng cơ hội để đến thăm Bắc Kinh. Theo kế hoạch cải cách hệ thống hưu trí của chính phủ Pháp, tuổi nghỉ hưu theo luật định của Pháp sẽ được tăng từ 62 lên 64 tuổi.
Trong một cuộc phỏng vấn với RTL Radio, ông Laurent Berger, lãnh đạo của “Liên đoàn Công đoàn Dân chủ Pháp” (CFDT), công đoàn lớn nhất của Pháp và có lập trường tương đối ôn hòa, cho biết: “Chúng tôi vẫn yêu cầu bãi bỏ dự luật cải cách lương hưu. Chúng tôi đang tuân theo quy trình dân chủ để phản đối dự luật cải cách lương hưu này.”
Ở trung tâm Paris, hàng chục thành viên công đoàn đã xông vào tòa nhà của công ty đầu tư Mỹ BlackRock trong cuộc biểu tình, họ hô khẩu hiệu phản đối và đốt pháo.
Ông Onic, một giáo viên, nói rằng Chính phủ Pháp muốn bỏ hệ thống lương hưu hiện tại và buộc người dân phải sử dụng các quỹ hưu trí tư nhân để cung cấp tiền lương cho cuộc sống nghỉ hưu của họ. Nếu vậy, chỉ những người giàu có mới có thể hưởng lợi từ nó.
BlackRock đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Các công đoàn Pháp đã gặp Thủ tướng Elisabeth Borne vào ngày 5/4, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo công đoàn và các nhà lãnh đạo Chính phủ Pháp, kể từ khi các cuộc biểu tình và đình công trên toàn quốc nổ ra vào tháng Một.
Trong quá trình đàm phán, Chính phủ Pháp cho biết tuổi nghỉ hưu của hầu hết mọi người sẽ phải tăng từ 62 tuổi lên 64 tuổi để cân bằng ngân sách lương hưu trong nhiều năm tới. Các công đoàn Pháp cho rằng chính phủ có thể tìm những biện pháp khác để bù đắp thâm hụt ngân sách lương hưu.
Hai bên đã gặp nhau trong khoảng một giờ đồng hồ để đàm phán về dự luật cải cách lương hưu gây tranh cãi, nhưng cuối cùng đã kết thúc trong bế tắc.
Về vấn đề này, lãnh đạo các công đoàn Pháp đã ra tuyên bố chung cho biết họ sẽ tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích của mình thông qua các cuộc đình công phản đối. Bà Sophie Binet, người đứng đầu “Tổng Công đoàn Pháp” (CGT), công đoàn lớn thứ hai của Pháp, cho biết: “Chúng tôi quyết định kết thúc cuộc họp vô ích này và thủ tướng đã chọn để chúng tôi trở lại đường phố để biểu tình.”
Theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), trong các cuộc biểu tình ngày thứ Năm (ngày 6/4), số người xuống đường biểu tình giảm so với các cuộc biểu tình trước đó, phía các công đoàn thống kê, toàn nước Pháp có “gần 2 triệu người” biểu tình xuống đường vào thứ Năm. Trong khi Bộ Nội vụ Pháp đưa ra con số người biểu tình là 57.000 người, giảm so với con số 740.000 người vào ngày 28/3 trong cuộc biểu tình lần thứ 10. Tại Paris, Bộ Nội vụ đưa ra con số người biểu tình là 57.000 người, trong khi công đoàn CGT cho biết con số này là 400.000 người.
Về vấn đề số lượng người xuống đường biểu tình giảm, ông Laurent Berger, người đứng đầu liên đoàn lao động CFDT, cho biết trên truyền hình vào tối thứ Năm, “Đúng vậy, bởi mỗi lần đình công đều khiến tiền lương bị mất, đối với một số người mà nói thì đình công trở nên rất khó khăn”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh số lượng người xuống đường vẫn còn đông.
Dù đợt huy động biểu tình lần thứ 11 này đã được thu nhỏ lại, nhưng liên hợp các công đoàn vẫn kêu gọi tổng đình công lần thứ 12 để tiếp tục phản đối cải cách hưu trí vào thứ Năm, ngày 13/4. Vì ngày hôm sau, Hội đồng Hiến pháp Pháp sẽ đưa ra quyết định được chờ đợi từ lâu về tính hợp hiến của dự luật cải cách hưu trí.
Bên cạnh đó, cuộc biểu tình ở Paris vào hôm thứ Năm (6/4) cũng có một cảnh tượng mang tính biểu tượng, khi những người biểu tình đi qua nhà hàng nổi tiếng La Rotonde ở khu phố Montparnasse, họ đã đốt một phần mái hiên bằng vải bạt, và đã xảy ra xung đột với cảnh sát. Vào năm 2017, chính tại nhà hàng này, ông Macron đã tổ chức lễ kỷ niệm khi lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống.
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…