Tình hình dịch bệnh tại Pháp có dấu hiệu giảm dần. Gần đây, Pháp cũng đã nới lỏng hạn chế đối với du khách nước ngoài đã tiêm vắc-xin nhập cảnh vào nước này và tuyên bố, những người lớn tuổi đã tiêm vắc-xin có thể không cung cấp “lý do cấp bách” đến Pháp, nhưng chỉ cho phép đối với những người tiêm Modena, Pfizer BNT, AZ và Johnson & Johnson. Vắc-xin Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc không có trong danh sách này. Về vấn đề này, Đại sứ Trung Quốc trú tại Pháp đã lập tức thể hiện thái độ “chiến lang”, nói rằng sẽ tiến hành “chế tài ngang hàng” đối với Pháp, và nói rằng Bắc Kinh cũng không chấp nhận người Pháp nhập cảnh vào Trung Quốc mà đã tiêm vắc-xin không phải của Trung Quốc.
Chính quyền Pháp căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, phân chia toàn cầu thành 3 khu vực màu xanh lục, màu cam và màu đỏ. Trung Quốc thuộc khu vực màu cam. Theo quy định từ ngày 9/6, nếu người nhập cảnh vào Pháp dù đã tiêm vắc-xin hay chưa thì đều cần phải cung cấp chứng minh xét nghiệm PCR âm tính trong 72 tiếng đồng hồ trước khi lên máy bay, hoặc chứng minh xét nghiệm kháng nguyên âm tính trong 48 tiếng đồng hồ. Khi nhập cảnh còn sẽ tiến hành kiểm tra kháng nguyên đối với hành khách ngẫu nhiên. Với những người chưa tiêm vắc-xin, cần vào trang web của Bộ Nội chính Pháp để điền “lý do cấp bách” đến Pháp, đồng thời sau khi nhập cảnh cần tiến hành chủ động cách ly 7 ngày.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Pháp có xu hướng giảm, gần đây cơ quan chức năng Pháp đã nới rộng hạn chế nhập cảnh đối với du khách đã tiêm vắc-xin, và để người đã tiêm vắc-xin nhập cảnh có thể không cần thiết cung cấp “lý do cấp bách” đến Pháp. Tuy nhiên, người đã tiêm vắc-xin Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc không nằm trong phạm vi này. Khi Đài Á châu Tự Do (RFA) gửi thư đến Đại sứ quán Trung Quốc trú tại Pháp, nhân viên ở đó nói rằng đây là quy định của toàn bộ Liên minh châu Âu. Chính phủ Bắc Kinh sẽ thực thi “chế tài ngang hàng” như trước đây, cũng chính là khi người Pháp nhập cảnh vào Trung Quốc, phía Trung Quốc cũng không chấp nhận việc họ tiêm các loại vắc-xin không phải của Trung Quốc.
Bản tin của RFA cho biết, truyền thông Trung Quốc sau đó đã dẫn thông tin của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp nhấn mạnh, vắc-xin Trung Quốc đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp từ tháng trước, nhưng lại không được Chính phủ Pháp chấp nhận. Tuy nhiên, vắc-xin của Sinovac và Sinopharm đến nay vẫn chưa được phê chuẩn của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA).
Đại sứ Trung Quốc trú tại Pháp đã bị phơi bày việc gửi thư cho ông Alain Richard – Chủ tịch Nhóm hữu nghị Đài Loan thuộc Thượng viện Pháp, chỉ trích ông không nên tiếp xúc với Đài Loan, thậm chí muốn ông hủy bỏ chuyến thăm Đài Loan. Sau khi thông tin này được phơi bày, đã làm dấy lên các cuộc thảo luận rộng rãi tại Pháp và quốc tế, cũng khiến cho Đại sứ quán Trung Quốc thẹn quá hóa giận, và công bố nội dung của thư, thậm chí mắng chửi người của Nhóm hữu nghị Đài Loan. Có cư dân mạng người Pháp đã mắng lại Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã rằng “Tự cho mình là hoàng đế của Pháp”, “ông đang can thiệp vào công việc nội bộ của Pháp”.
Ngày 15/3, theo truyền thông Pháp là tờ La Lettre A đưa tin, Sứ quán Trung Quốc tại Pháp hồi tháng 2 đã gây áp lực cho ông Alain Richard, đe dọa không cho phép ông đến thăm Đài Loan, hoặc có bất cứ cuộc tiếp xúc chính thức nào đối với Đài Loan. Do trong thư có những từ ngữ quá lỗ mãng và vô lễ, do đó Nhóm hữu nghị Đài Loan tại Thượng viện Pháp đã đưa ra hồi đáp chính thức đối với Đại sứ Trung Quốc.
Sứ quán Trung Quốc sẽ công bố toàn văn bức thư. Văn kiện này có đồng thời cả bản tiếng Pháp và bản tiếng Trung, đồng thời nhấn mạnh thư của phía Trung Quốc là hành động chính nghĩa nhằm bảo vệ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’, lấy đâu ra cái gọi là “chanh chua”? Nhưng không ngờ hành động này lại tiếp tục gây ra sóng gió lớn hơn nữa.
Hành vi của Sứ quán Trung Quốc đã gây bùng nổ các cuộc thảo luận trên Twitter, Tiến sĩ Antoine Bondaz, một nhà chính sách ngoại giao và an ninh Pháp cũng nói trên Twitter rằng, “Sau khi đọc bức thư đó của Sứ quán Trung Quốc, tôi cho rằng đây là sự can thiệp không thể chấp nhận của Trung Quốc đối với thể chế dân chủ của Pháp, các thượng nghị sĩ chúng ta có thể tự do gặp mặt những người mà họ cho là phù hợp. Không phải Chính phủ Bắc Kinh, chứ chưa nói đến là do một đại sứ, sẽ quyết định quan chức dân cử có thể làm gì và không thể làm gì.”
Vương Quân, Vision Times
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…