Thế Giới

Sắc lệnh hành pháp là gì và ông Trump có thể sử dụng chúng như thế nào?

Tổng thống đắc cử của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã cam kết sẽ tái định hình chính sách của Hoa Kỳ bằng hàng loạt sắc lệnh hành pháp chỉ trong vòng vài giờ sau khi ông Trump chính thức nhậm chức vào tuần tới. 

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự các cuộc tranh luận kết thúc trong phiên tòa xét xử gian lận dân sự tại Tòa án Tối cao Bang New York vào ngày 11 tháng 1 năm 2024 tại Thành phố New York. Bộ trưởng Tư pháp New York Letitia James đã khởi kiện đòi bồi thường 370 triệu USD. (Ảnh: Shannon Stapleton-Pool/Getty Images)

Dưới đây là những điều cần biết về những gì tổng thống có thể và không thể làm thông qua sắc lệnh hành pháp: 

Sắc lệnh hành pháp là gì?

Sắc lệnh hành pháp là một mệnh lệnh được tổng thống ban hành đơn phương và có hiệu lực pháp lý tương đương luật pháp.

Một số sắc lệnh nổi bật mà ông Trump đã ban hành trong nhiệm kỳ Trump đầu tiên bao gồm: lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia Hồi giáo và sắc lệnh mở rộng việc cho thuê vùng biển để khai thác dầu khí.

Trong nhiệm kỳ Trump đầu tiên, ông Trump đã ký tổng cộng 220 sắc lệnh hành pháp – nhiều hơn bất kỳ tổng thống nào trong một nhiệm kỳ bốn năm kể từ thời ông Jimmy Carter. Tổng thống Joe Biden, tính đến hôm thứ Hai (13/1), đã ban hành 155 sắc lệnh hành pháp.

Sắc lệnh hành pháp có thể có hiệu lực nhanh chóng đến mức nào?

Ngay khi tổng thống đặt bút ký kết một sắc lệnh hành pháp, sắc lệnh hành pháp đó có thể có hiệu lực ngay lập tức hoặc phải chờ đợi vài tháng, tùy thuộc vào việc sắc lệnh có yêu cầu hành động chính thức từ các cơ quan liên bang hay không.

Ví dụ, lệnh cấm nhập cảnh từ các quốc gia Hồi giáo của ông Trump có hiệu lực ngay lập tức vì lệnh cấm viện dẫn một đạo luật liên bang năm 1952, cho phép tổng thống cấm “bất kỳ nhóm người nước ngoài nào” nếu được coi là gây hại cho Hoa Kỳ.

Các sắc lệnh khác yêu cầu các cơ quan liên bang thực hiện. Chẳng hạn, Tổng thống Biden đã ra lệnh cho các cơ quan y tế bảo đảm quyền tiếp cận dịch vụ phá thai sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép các tiểu bang cấm điều này. Tuy nhiên, sắc lệnh này không có hiệu lực ngay lập tức, mà các cơ quan trong những tháng tiếp theo phải thông qua quy trình lập quy định như thường lệ, ví dụ ban hành quy định để bảo vệ quyền riêng tư của những người sử dụng dịch vụ phá thai.

Quyền ban hành sắc lệnh hành pháp đến từ đâu?

Mặc dù phạm vi quyền lực của tổng thống trong việc ban hành sắc lệnh hành pháp vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng các chuyên gia pháp lý đồng ý rằng quyền này đến từ Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ, điều khoản này quy định tổng thống là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu nhánh hành pháp của chính phủ, hoặc đến từ các quyền được Quốc hội giao phó cụ thể.

Các đạo luật do Quốc hội thông qua thường ủy quyền cho các cơ quan liên bang ban hành quy định, mà các cơ quan này lại phải báo cáo trực tiếp cho tổng thống. Nhiều sắc lệnh hành pháp chỉ đạo các cơ quan này thực hiện hoặc ban hành quy định nhằm đạt được các mục tiêu nhất định, và vì thế hoạt động như một tuyên bố chính sách của tổng thống.

Tổng thống không thể làm gì thông qua sắc lệnh hành pháp?

Tổng thống không thể tự ý ban hành luật mới vượt ngoài phạm vi quyền lực được Hiến pháp hoặc Quốc hội giao phó chỉ bằng việc ban hành sắc lệnh hành pháp.

Nếu sắc lệnh hành pháp yêu cầu các cơ quan thực hiện, bất kỳ quy định nào được ban hành bởi các cơ quan đó cũng phải tuân thủ Đạo luật Thủ tục Hành chính Liên bang, trong đó yêu cầu các cơ quan phải lấy ý kiến công chúng và cấm các quy định mang tính “tùy tiện và độc đoán“.

Ngoài ra, các quy định của cơ quan không được vi phạm các quyền cơ bản được Hiến pháp bảo vệ, chẳng hạn như quyền xét xử công bằng và bảo đảm bình đẳng trước pháp luật, hoặc vi phạm các đạo luật đã được Quốc hội thông qua.

Các tòa án có thể ngăn chặn sắc lệnh hành pháp hay không?

Các sắc lệnh hành pháp có thể bị thách thức tại tòa án và đã các sắc lệnh sẽ bị ngăn chặn khi chúng được ban hành vượt quá thẩm quyền của tổng thống.

Vào năm 2017, một thẩm phán đã ngăn chặn sắc lệnh của Tổng thống Trump nhằm giữ lại ngân sách liên bang khỏi các thành phố trú ẩn không tuân thủ chính sách nhập cư của ông. Thẩm phán cho rằng tổng thống không thể áp đặt điều kiện mới lên ngân sách đã được Quốc hội phê duyệt.

Vào năm 2023, một tòa án phúc thẩm liên bang đã chặn sắc lệnh của Tổng thống Biden yêu cầu các nhân viên liên bang phải tiêm vắc-xin COVID-19. Toà án cho rằng sắc lệnh này vượt quá quyền hạn của tổng thống khi cách can thiệp vào các quyết định y tế cá nhân.

Tuy nhiên, tòa án cũng thường ủng hộ quyền ban hành sắc lệnh hành pháp của tổng thống. Ví dụ, vào năm 2018, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã duy trì hiệu lực lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia Hồi giáo của Tổng thống Trump.

Thiên Vân

Thiên Vân

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Thiên Vân

Recent Posts

Dự án siêu thị ở Hậu Giang: Bắt thêm cựu Phó chủ tịch HĐND tỉnh

Ông Nguyễn Văn Tiến bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn…

1 giờ ago

Cá sấu Indonesia bắt chước cảnh người chết đuối để dụ ‘người cứu hộ’

Một cư dân mạng chia sẻ clip viết: “Cá sấu nước mặn ở Indonesia đã…

4 giờ ago

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các ngân…

4 giờ ago

Nên rửa mặt bằng nước nóng hay nước lạnh? Bạn đã thực hiện đúng cách?

Rửa mặt là bước quan trọng trong việc chăm sóc da, nhưng bạn có chắc…

5 giờ ago

Việt Nam sắp có nhà máy vắc-xin 2.000 tỷ đồng

Nhà máy sản xuất vắc-xin của VNVC tại Long An do Tập đoàn Rieckermann (Đức)…

5 giờ ago

Cựu PGĐ Sở KH&ĐT TP.HCM bị đề nghị thêm 7-8 năm tù trong vụ án thứ hai

HĐXX nhận định hành vi của hai bị cáo Trần Thị Bình Minh và Phan…

6 giờ ago