Sức Khỏe

Chế độ ăn uống và sức khỏe đường ruột có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Một chế độ ăn uống mới AIP có thể xác định và loại bỏ những thủ phạm gây viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn khác.

Chế độ ăn uống và sức khỏe đường ruột có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp dạng thấp. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Hàng triệu người trên toàn cầu đang phải vật lộn với các triệu chứng suy nhược của bệnh viêm khớp dạng thấp, một rối loạn tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp gây đau đớn. Mặc dù vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác của tình trạng này, nhưng ngày càng có nhiều nghiên cứu làm nổi bật mối liên hệ tiềm ẩn giữa sức khỏe đường ruột và bệnh viêm khớp dạng thấp.

Theo dữ liệu năm 2020, gần 18 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp, một dạng bệnh tự miễn gây sưng đau và viêm ở các khớp của chúng ta.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của căn bệnh có khả năng gây ra tàn tật này, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể liên quan đến một số thay đổi nhất định trong hệ vi sinh vật đường ruột và những thay đổi cụ thể trong chế độ ăn uống có thể làm giảm các triệu chứng đau đớn.

Tác động của hệ vi sinh vật

Một bài tổng quan gần đây về các nghiên cứu được công bố trên Nutrients khám phá cách chế độ ăn uống và sức khỏe đường ruột có thể đóng vai trò quan trọng trong bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng đau ở các khớp, đặc biệt ở tay và chân, dẫn đến vận động khó khăn và giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đau khớp, viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm các nốt sần trên da và các vấn đề về phổi.

Các phát hiện trong bài tổng quan cho thấy mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột, hay hệ vi sinh vật đường ruột, và sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Họ xác định được rằng hệ vi sinh vật giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, sự mất cân bằng trong chứng loạn khuẩn đường ruột có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính, một đặc điểm chính của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các phát hiện nhấn mạnh rằng những người bị viêm khớp dạng thấp thường có ít một số loại vi khuẩn đường ruột và nhiều vi khuẩn Prevotella có liên quan đến các trường hợp mắc bệnh mới.

Sự gia tăng của một loại vi khuẩn khác là Collinsella có thể dẫn đến các vấn đề về hàng rào bảo vệ của ruột, cho phép các chất có hại xâm nhập vào máu và gây ra tình trạng viêm.

Tuy nhiên, quá ít lợi khuẩn cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Tổng quan cho thấy lợi khuẩn như Faecalibacterium prausnitzii (F. prausnitzii) thường được tìm thấy với số lượng ít hơn ở những người bị viêm khớp dạng thấp và được điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. Những loại thuốc này làm giảm mức độ hoạt động quá mức của hệ miễn dịch, giảm viêm và làm chậm quá trình tổn thương khớp.

Theo một nghiên cứu được công bố trên PNAS, F. prausnitzii có thể giúp giảm các tình trạng viêm khác.

Chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh tự miễn

Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp giảm viêm bằng cách hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Thực phẩm giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như cá, cũng có thể giúp giảm viêm, trong khi vitamin E có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và chức năng miễn dịch.

Ngược lại, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và thịt đỏ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp do khả năng làm tăng tình trạng viêm. Chế độ ăn Địa Trung Hải, đầy đủ trái cây, rau, cá và chất béo lành mạnh như dầu ô liu trong khi hạn chế thịt đỏ và thực phẩm chế biến, đã được đề xuất là một cách có lợi để kiểm soát tình trạng bệnh.

Các chế độ ăn khác, chẳng hạn như chế độ ăn thuần chay và chống viêm, cũng cho thấy tiềm năng trong việc giảm viêm khớp. Tuy nhiên, có một chế độ ăn uống khác hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề viêm.

Chế độ ăn theo giao thức tự miễn dịch (AIP) là một cách ăn uống có thể làm giảm đáng kể lượng viêm trong cơ thể liên quan đến thực phẩm ăn vào.

Bà Stephanie Schiff, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Huntington, trực thuộc Northwell Health ở New York, chia sẻ với The Epoch Times rằng với chế độ ăn AIP, “bạn [có khả năng] loại bỏ những thực phẩm có nguy cơ gây viêm hoặc kích ứng ruột cao hơn”.

Bà giải thích rằng sau một thời gian, những thực phẩm này sẽ từ từ được đưa trở lại chế độ ăn uống, từng loại một. Quá trình này có thể xác định những thực phẩm gây ra vấn đề và chỉ ra những thực phẩm nào nên tránh.

Một số thực phẩm bị loại bỏ là ngũ cốc, đặc biệt là những loại có chứa gluten, chẳng hạn như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch bị nhiễm gluten, và các loại đậu như đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại hạt và quả hạch, bà Schiff giải thích.

Ngoài ra, có thể còn bao gồm các loại rau họ cà như khoai tây (trừ khoai lang), cà chua, cà tím, ớt chuông và các loại ớt khác, gia vị đỏ và các gia vị khác. Ngay cả rượu và đường cũng có thể gây ra vấn đề cho một số người.

Bà Schiff tiếp tục: “Hãy nhớ rằng một số thực phẩm không có trong danh sách loại bỏ có thể gây viêm cho một số người. Và không phải tất cả các loại rau họ cà và các thực phẩm bị loại trừ khác đều gây viêm cho mọi người”.

Bà nhấn mạnh rằng đây là lý do tại sao chế độ ăn có sàng lọc lại quan trọng như một cách để xác định một cá nhân nhạy cảm với những gì.

Chế độ ăn AIP so với chế độ ăn Địa Trung Hải

Bà Schiff chỉ ra rằng có nhiều bệnh tự miễn ảnh hưởng đến cộng đồng, bao gồm viêm khớp dạng thấp và vẩy nến, bệnh celiac, lupus và hội chứng buồng trứng đa nang.

“Một số bệnh mạn tính này có thể trở nên trầm trọng hơn khi ăn một số loại thực phẩm nhất định”, bà tiếp tục. “Chúng có thể khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô lành và gây thêm tình trạng viêm”.

Bà Schiff lưu ý rằng chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn tuyệt vời, có tác dụng chống viêm và có xu hướng hiệu quả đối với dân số nói chung, nhưng đối với những người mắc bệnh tự miễn hoặc nhiều bệnh tự miễn, chế độ ăn AIP có thể xác định cụ thể loại thực phẩm nào hoặc những loại thực phẩm nào đang gây ra vấn đề cho họ.

Tuy nhiên, việc loại bỏ toàn bộ các loại thực phẩm khỏi chế độ ăn có thể khiến mọi người có nguy cơ thiếu hụt vitamin và khoáng chất. 

Bà Schiff nhấn mạnh rằng việc thảo luận với một chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng vì họ có thể giúp bạn thay thế một số loại thực phẩm nhất định bằng những loại đã loại bỏ để duy trì sự đa dạng trong chế độ ăn uống, điều này rất quan trọng cho sức khỏe đường ruột.

George Citroner

Published by
George Citroner

Recent Posts

Dự án siêu thị ở Hậu Giang: Bắt thêm cựu Phó chủ tịch HĐND tỉnh

Ông Nguyễn Văn Tiến bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn…

41 phút ago

Cá sấu Indonesia bắt chước cảnh người chết đuối để dụ ‘người cứu hộ’

Một cư dân mạng chia sẻ clip viết: “Cá sấu nước mặn ở Indonesia đã…

3 giờ ago

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các ngân…

3 giờ ago

Nên rửa mặt bằng nước nóng hay nước lạnh? Bạn đã thực hiện đúng cách?

Rửa mặt là bước quan trọng trong việc chăm sóc da, nhưng bạn có chắc…

4 giờ ago

Việt Nam sắp có nhà máy vắc-xin 2.000 tỷ đồng

Nhà máy sản xuất vắc-xin của VNVC tại Long An do Tập đoàn Rieckermann (Đức)…

5 giờ ago

Cựu PGĐ Sở KH&ĐT TP.HCM bị đề nghị thêm 7-8 năm tù trong vụ án thứ hai

HĐXX nhận định hành vi của hai bị cáo Trần Thị Bình Minh và Phan…

5 giờ ago