Sau trận động đất mạnh 6,8 độ richter hôm 7/1 ở huyện Định Nhật, thành phố Shigatse, Tây Tạng, 5 hồ chứa gần đó đã xuất hiện vết nứt và các vấn đề khác. Trước trận động đất, dư luận lo lắng về những rủi ro do việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới ở hạ lưu sông Brahmaputra.
Theo Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin hôm 16/1, từ cuộc họp báo về trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở Định Nhật, Tây Tạng, cho đến nay cơ quan thủy lợi đã kiểm tra 14 hồ chứa (trạm thủy điện). Có 5 hồ chứa đã xuất hiện các vết nứt cục bộ và các vấn đề khác, trong đó 3 hồ chứa đã thực hiện biện pháp xả nước và hiện đang trong tình trạng trữ nước bằng không để đảm bảo an toàn.
Tại hồ chứa Cuoguo ở huyện Định Nhật hiện nay, 60 thiết bị khảo sát điện từ có mật độ cao đã được lắp đặt trên đập để tiến hành giám sát theo thời gian thực, đồng thời đào kênh dẫn nước để thoát nước. Tại hồ chứa La Ang thuộc thôn Changsuo, nơi xuất hiện tình trạng nghiêm trọng như tường chắn bên phải của đập bị nghiêng và nước rò rỉ hai bên lối xả, cơ quan chức năng đã tăng cường lưu lượng xả nước để giảm thiểu nguy cơ vỡ đập. Khoảng 1.500 người từ 6 thôn ở khu vực hạ lưu của hồ chứa đã được sơ tán đến 9 điểm tránh hiểm họa ở vị trí cao hơn, xa khu vực sông.
Trận động đất mạnh 6,8 độ richter ở huyện Định Nhật khiến ít nhất 126 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, làm dấy lên mối lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra khi chính quyền ĐCSTQ xây dựng các cơ sở thủy điện ở dãy Himalaya thường xuyên xảy ra động đất.
Reuters hôm 10/1 đưa tin, các nhà nghiên cứu cho biết 68 đập lớn trên dãy Himalaya đã được đưa vào vận hành và chỉ 1/5 tiềm năng thủy điện khổng lồ của các sông hồ trên cao trong khu vực được khai thác, tuy nhiên khu vực này lại nằm ở vành đai động đất, đồng thời phải đối mặt với nguy cơ xảy ra động đất. Hiện 101 đập khác hiện đang được lên kế hoạch hoặc đang xây dựng.
Trước trận động đất, kế hoạch xây dựng con đập lớn nhất thế giới của chính quyền Cộng sản Trung Quốc ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo đã khiến các chuyên gia lo ngại.
Ngày 25/12/2024 Tân Hoa Xã đưa tin, Bắc Kinh đã thông qua kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo (hay sông Brahmaputra), với công suất phát điện gấp hơn 3 lần đập Tam Hiệp. Điều này không chỉ gây lo ngại ở Ấn Độ mà còn gây tranh cãi.
Ông Brahma Chellaney, chuyên gia về địa chính trị và chiến lược Ấn Độ, viết trên tờ Nikkei Asia rằng con đập khổng lồ này nằm ở phía đông nam cao nguyên Thanh Tạng, nơi thường xuyên xảy ra động đất, khu vực này nằm trên vùng đứt gãy nơi mảng Ấn Độ va chạm với mảng Á-Âu. Kể từ khi Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ thông qua dự án vào tháng 3/2021, Bắc Kinh gần như không còn cập nhật thông tin về dự án.
Ông nhấn mạnh, trận động đất Vấn Xuyên năm 2008 ở tỉnh Tứ Xuyên đã giết chết 87.000 người, và thu hút sự chú ý của quốc tế về hiện tượng “động đất do hồ chứa gây ra”. Một số nhà khoa học chỉ ra rằng trận động đất ở Tứ Xuyên có thể liên quan đến đập Zipingpu ở Tứ Xuyên, được xây dựng gần vùng đứt gãy và hoạt động trước đó 2 năm (năm 2006). Họ cho rằng sức nặng của hàng trăm triệu mét khối nước được tích trữ trong hồ chứa có thể gây ra động đất.
Ông chỉ trích rằng trước đây Bắc Kinh luôn bí mật thực hiện các dự án đập lớn trên các dòng sông xuyên quốc gia, cho đến khi chúng được chụp lại bằng ảnh vệ tinh thương mại thì mới lộ nguyên hình.
Tạp chí Phố Wall cũng đăng một bài báo cho rằng con đập khổng lồ này sẽ gây nguy hiểm cho môi trường sinh thái của Trung Quốc và các nước láng giềng phía Nam. Nó sẽ củng cố kế hoạch kinh tế của lãnh đạo ĐCSTQ, có ghĩa là dựa vào sản xuất công nghiệp để thực hiện tăng trưởng, từ đó gây tổn hại cho môi trường địa phương và toàn cầu. Sông Yarlung Zangbo chảy từ Tây Tạng vào Ấn Độ (được gọi là sông Brahmaputra) và Bangladesh, là một trong những nguồn nước chính của hai nước này.
Trong một bài báo được đăng vào tháng 10/2022, ông Phạm Hiểu (Fan Xiao), cựu kỹ sư cao cấp của Đội khảo sát địa chất khu vực thuộc Cục Địa chất tỉnh Tứ Xuyên, đã chỉ ra rằng dự án thủy điện trên hẻm núi Yarlung Zangbo nằm trong khu vực dễ xảy ra động đất mạnh. Những trận động đất mạnh có thể gây ra sự hủy hoại trực tiếp. Vì vậy, việc phát triển thủy điện và xây dựng các công trình siêu lớn tại đây sẽ phải trả giá với những chi phí khổng lồ chưa từng có, và đối mặt với những rủi ro lớn chưa từng thấy.
Theo Hạ Tùng, Epoch Times
Ông Nguyễn Văn Tiến bị điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn…
Một cư dân mạng chia sẻ clip viết: “Cá sấu nước mặn ở Indonesia đã…
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, GPBank và DongA Bank sẽ là các ngân…
Rửa mặt là bước quan trọng trong việc chăm sóc da, nhưng bạn có chắc…
Nhà máy sản xuất vắc-xin của VNVC tại Long An do Tập đoàn Rieckermann (Đức)…
HĐXX nhận định hành vi của hai bị cáo Trần Thị Bình Minh và Phan…