Tại sao Triều Tiên từ chối 3 triệu liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc?

Đối với Triều Tiên, mối đe dọa do COVID-19 gây ra là hết sức rõ ràng. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước trong tình trạng nghèo nàn, trong khi 26 triệu người dân dễ có nguy cơ nhiễm bệnh do suy dinh dưỡng mãn tính, mà Liên Hợp Quốc ước tính ảnh hưởng đến hơn 40% dân số.

Tuy nhiên, nhà nước biệt lập do Kim Jong-un cai trị vốn tuyên bố là không có COVID đã không chấp nhận sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài, liên tục né tránh việc nhận viện trợ vắc-xin.

Tuần này, Unicef ​​cho biết Triều Tiên đã đề nghị chuyển gần 3 triệu liều vắc-xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất sang các nước khác, viện lý do “nguồn cung vắc-xin COVID-19 toàn cầu còn hạn chế và sự tái gia tăng ca nhiễm ở một số quốc gia”.

Bộ Y tế Công cộng của Triều Tiện cho biết họ sẽ tiếp tục liên lạc với Cơ sở Covax “trong những tháng tới”, theo Unicef.

Bình Nhưỡng trước đó đã từ chối đề nghị nhận vắc-xin AstraZeneca vì lo ngại về các tác dụng phụ hiếm gặp, một tổ chức tư vấn của Hàn Quốc liên kết với cơ quan gián điệp của Seoul tiết lộ vào tháng 7. 

Bộ Ngoại giao Nga cho biết cùng tháng rằng Moscow đã nhiều lần đề nghị cung cấp vắc-xin sản xuất trong nước, nhưng chế độ của Kim vẫn chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy họ đã chấp nhận sự giúp đỡ của đồng minh trong Chiến tranh Lạnh này.

Triều Tiên đã phong tỏa biên giới của mình vào tháng 1 năm 2020 và không báo cáo bất kỳ trường hợp nhiễm COVID-19 nào. Điều này bị các nhà quan sát nghi ngờ do khả năng lây nhiễm của virus corona và biên giới rộng lớn trên đất liền của nước này với Trung Quốc.

Kee Park, một giảng viên tại Trường Y Harvard, người đã thực hiện nhiều chuyến đi nhân đạo tới Triều Tiên, cho biết ông tin rằng Bình Nhưỡng muốn gửi thông điệp rằng sự cô lập của họ đã giữ cho nước này được an toàn.

Ông Park nói: “Sự tin tưởng vào các biện pháp y tế công cộng cũng của họ cũng cho phép họ tiếp cận một cách từ tốn hơn để xem những vấn đề gì nảy sinh với những loại vắc-xin mới này khi chúng được tung ra thị trường.”

“Họ cũng đã lên tiếng chống lại sự bất bình đẳng về vắc-xin tại Đại hội đồng Y tế Thế giới vài tháng trước, và cử chỉ này phù hợp với mối quan tâm của họ rằng các nước nghèo có dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nên được cung cấp vắc-xin”.

Hôm thứ Năm, Kim đã nói với các quan chức gia tăng gấp đôi “cách thức của chúng ta” trong việc kiểm soát đại dịch, theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên.

Triều Tiên, quốc gia thúc đẩy tư tưởng tự lực cánh sinh, nổi tiếng với việc xa lánh cộng đồng quốc tế và được gọi là “vương quốc ẩn sĩ”.

Trong những năm 1990, Triều Tiên đã coi nhẹ tình trạng thiếu lương thực cho đến khi nạn đói lan rộng khiến khoảng 240.000 đến 3,5 triệu người chết đói, buộc nước này phải tìm kiếm sự trợ giúp của quốc tế.

Dan Chung, giám đốc điều hành của Crossing Borders, một nhóm viện trợ Cơ đốc có trụ sở tại Hoa Kỳ làm việc với người tị nạn Triều Tiên, cho biết: “Giữ thể diện là một động lực văn hóa mạnh mẽ đối với người Triều Tiên. Mặc dù có vẻ như người dân Triều Tiên đang muốn được giúp đỡ, nhưng một lúc sau họ lại thể hiện ra điều hoàn toàn ngược lại. Điều này khiến việc giúp đỡ Triều Tiên trở nên phức tạp hơn”.

Ông Chung kể về nạn đói ở Triều Tiên vào những năm 1990, trong đó các nhân viên cứu trợ quốc tế cho biết đã được đi tham quan thủ đô với một kịch bản được lên sẵn nhằm che giấu mức độ của cuộc khủng hoảng.

Ông nói: “Khi các quan chức Liên Hợp Quốc đến, họ đã được đưa đi chứng kiến ​​những người dân Bình Nhưỡng thịnh vượng, khỏe mạnh, họ không thể mạo hiểm để làm gì ngoài chuyến tham quan được kiểm soát cẩn thận. Họ bối rối rời đi. Một số người tin rằng không có nạn đói.”

Mặc dù Triều Tiên nổi tiếng giữ bí mật, Kim Jong-un đã phải thừa nhận thiệt hại kinh tế trong các bài phát biểu gần đây, mô tả một “cuộc khủng hoảng khó khăn” và tình hình lương thực “căng thẳng”.

Thương mại của Triều Tiên với Trung Quốc, chiếm khoảng 90% tổng khối lượng, đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong nửa đầu năm 2021, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang nước láng giềng này đã giảm hơn 85% xuống còn 56,77 triệu USD trong giai đoạn này, trong khi nhập khẩu giảm 67% xuống 8,96 triệu USD.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ước tính vào tháng 7 rằng tổng sản phẩm quốc nội của Triều Tiên giảm 4,5% vào năm 2020, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1997.

Tình trạng mất an ninh lương thực kinh niên đã trở nên tồi tệ hơn do hạn hán và bão lụt, cũng như các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào các chương trình hạt nhân và tên lửa bất hợp pháp của chế độ Kim. Vào tháng 7, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc cho biết Triều Tiên có thể bị thiếu hụt 860.000 tấn lương thực vào năm 2021.

Nagi Shafik, cựu giám đốc dự án của văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Bình Nhưỡng, cho biết Triều Tiên có thể do dự trong việc triển khai vắc-xin do các báo cáo về các biến chứng hiếm gặp và lo ngại về hiệu quả của các loại vắc-xin.

“Tôi nghĩ có lẽ họ lo ngại về khả năng xảy ra tác dụng phụ của vắc-xin AstraZeneca,” ông Shakif nói. “Về phần Sinovac, có lẽ họ nghĩ cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, rằng nó không hiệu quả.”

Lê Vy (theo SCMP)

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

6 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

14 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

31 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago