Ngày 2/11, ông Thae Yong-ho, cựu Đại diện Đại sứ quán Triều Tiên tại Anh, hiện là thành viên Quốc hội Hàn Quốc, cùng một số thân nhân của những người đào thoát Bắc Triều Tiên bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng bức trục xuất, đã tổ chức một cuộc họp với các phóng viên truyền thông nước ngoài tại Trung tâm Tin tức Hàn Quốc. Họ lên án hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ và chế độ Bắc Triều Tiên, đồng thời cho biết họ sắp lên đường đến Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Khoảng 8h tối ngày 8/10, ĐCSTQ đã cưỡng bức trục xuất hàng trăm người đào thoát Bắc Triều Tiên (những người chạy trốn khỏi Triều Tiên) trở về quê hương của họ thông qua Hồn Xuân, Đồ Môn, Đan Đông và những nơi khác ở Cát Lâm.
Về vấn đề này, ông Thae Yong-ho cho biết hầu hết những người đào thoát Bắc Triều Tiên bị trục xuất là người theo đạo Thiên chúa, phụ nữ, trẻ em và thậm chí có cả trẻ sơ sinh.
Những hành động tàn bạo của chính quyền Triều Tiên đối với những người đào thoát không phải tuân theo bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Người đào thoát bị coi là tội phạm, bị bỏ tù hoặc đưa đến các trại tù chính trị, thậm chí bị hành quyết hoặc biến mất.
Ông cũng chỉ ra trong hơn 2 thập kỷ, chính quyền ĐCSTQ vẫn duy trì thông lệ trục xuất những người đào thoát Triều Tiên về nước… Hành vi phản nhân đạo này không bao giờ có thể được giải quyết thông qua “ngoại giao thầm lặng” với chính quyền Trung Quốc.
Ông cho rằng Trung Quốc nên tuân thủ ‘Thỏa thuận tị nạn năm 1951’, và đưa những người đào thoát Triều Tiên sang Hàn Quốc một cách an toàn. Ông cũng kêu gọi Chính phủ và các chính trị gia Hàn Quốc tham gia đối thoại ngoại giao với chính quyền Trung Quốc về vấn đề này càng sớm càng tốt.
Vào tháng 11, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức hội đàm cấp bộ trưởng ngoại giao trong khuôn khổ Hội nghị APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), Chính phủ Hàn Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để chung tay với cộng đồng quốc tế, và tiếp tục yêu cầu Chính phủ Trung Quốc ngừng trục xuất những người đào tẩu Bắc Triều Tiên.
Ông Thae Yong-ho cho biết, để nhanh chóng nâng cao nhận thức xã hội về vấn đề ĐCSTQ cưỡng bức hồi hương những người đào tẩu Triều Tiên, ủy ban các biện pháp đối phó khẩn cấp về cưỡng bức hồi hương những người đào tẩu Triều Tiên đã được thành lập. Ủy ban này sẽ đến thăm Liên Hợp Quốc vào ngày 6/11, và tới Washington vào ngày 7 – 8/11.
Họ sẽ gặp bà Julie Turner, Đặc phái viên về nhân quyền Triều Tiên, và tổ chức các cuộc họp với nhiều thành viên hơn của Quốc hội Hoa Kỳ, để soạn thảo một tuyên bố chung, nhằm ngăn chặn ĐCSTQ cưỡng bức trục xuất những người đào thoát Triều Tiên.
Ông Thae Yong-ho cũng nói thêm rằng sau dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ĐCSTQ và Triều Tiên đã có thái độ nghiêm ngặt hơn trong việc kiểm soát những người đào thoát Triều Tiên.
ĐCSTQ đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt trong thời gian xảy ra dịch bệnh, đặc biệt là việc phổ biến số hóa AI và công nghệ thông tin. Điều này đã gây khó khăn lớn cho những người đào thoát Bắc Triều Tiên đến khu vực miền nam Trung Quốc.
Trước đây, khi lính Triều Tiên tìm thấy ai đó đang cố gắng trốn thoát khỏi Triều Tiên ở biên giới Trung-Triều, trước tiên họ sẽ bắn cảnh cáo. Nhưng sau dịch bệnh, nếu người Triều Tiên nhảy xuống sông để vượt sông hoặc cố gắng vượt biên, họ sẽ bắn ngay lập tức và không báo trước.
Luật sư Kim Tae-hoon, Chủ tịch Hiệp hội Nhân quyền Hàn Quốc, đã tham dự cuộc họp báo ngày hôm đó, với tư cách là tổng thư ký ủy ban. Ông nói rằng việc ĐCSTQ trục xuất trên quy mô lớn những người đào thoát khỏi Triều Tiên đã tạo ra một bước ngoặt ngoại giao mang tính thời đại.
Đến nay, khi lên án những người chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc cưỡng bức hồi hương những người đào thoát khỏi Triều Tiên, họ chỉ gọi chung chung là các nước láng giềng hoặc nước thứ 3. Tuy nhiên, lần này nghị quyết về nhân quyền của Triều Tiên được yêu cầu nêu rõ rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này.
Nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động cưỡng bức trục xuất, hiệp hội dự định sẽ phát động chiến dịch tước bỏ tư cách thành viên của Trung Quốc trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Ông Thae Yong-ho cũng nhấn mạnh, không giống như các nước trên thế giới thắt chặt chính sách nhập cư, Chính phủ Hàn Quốc cam kết đưa những người đào thoát Bắc Triều Tiên bị mắc kẹt ở các nước khác trở về Hàn Quốc bất cứ lúc nào.
Ông nói, vấn đề người đào thoát Bắc Triều Tiên có thể liên quan đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mexico. Hàn Quốc tiếp tục cho thế giới thấy rằng Chính phủ Hàn Quốc chắc chắn sẽ chấp nhận những người đào thoát Bắc Triều Tiên. Đây là một yêu cầu của Hiến pháp Hàn Quốc.
Ông nhấn mạnh, hiện có hàng ngàn người đào thoát Triều Tiên đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Trung Quốc và Nga. Nếu họ nói muốn thả những người đào thoát Triều Tiên, Chính phủ Hàn Quốc sẽ ngay lập tức cử máy bay đến đưa họ trở về, bất kể ở đó có bao nhiêu người.
Cô Li Henbie, người nhà của người đào thoát Bắc Triều Tiên bị ĐCSTQ cưỡng bức trục xuất, hiện đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Biện pháp đối phó khẩn cấp về cưỡng bức trục xuất những người đào thoát Bắc Triều Tiên (được thành lập vào ngày 28/10), cho biết sau khi cô và mẹ mình đến Hàn Quốc vào năm 2009, thì tháng 1/2018, anh trai cô trốn sang Trung Quốc và bị cảnh sát ĐCSTQ cưỡng bức trục xuất.
Sau khi anh trai cô bị lính biên phòng Trung Quốc bắt giữ, anh ấy đã cầu xin họ, rằng mẹ và chị gái anh ấy đang ở Hàn Quốc và anh ấy có thể chết nếu bị đưa về Triều Tiên.
Nhưng lính biên phòng Trung Quốc thậm chí còn viết cả những lời này về anh trai cô vào báo cáo điều tra, và giao cho Triều Tiên. Sau này cô nghe người quen kể rằng sau khi bị trục xuất, anh ấy đã bị tra tấn và đưa đi trại cải tạo chính trị.
Hàng trăm người đào tẩu Triều Tiên bị trục xuất sau Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu (Asian Games 2023), khiến gia đình họ cảm thấy không thể tiếp tục im lặng.
Vì vậy, họ quyết định đến Trụ sở Liên Hợp Quốc để kiến nghị, mong rằng cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc, sẽ không tiếp tục im lặng. Họ hy vọng lần này Liên Hợp Quốc có thể thông qua nghị quyết chấm dứt việc cưỡng bức trục xuất những người đào thoát Bắc Triều Tiên.
Sau khi Li Bingning trốn sang Hàn Quốc, cậu con trai 17 tuổi của cô cũng trốn khỏi Triều Tiên để tìm mẹ, và mong muốn không còn phải chịu đựng cuộc sống đói khát nữa. Tuy nhiên, sau khi bị ĐCSTQ trục xuất, cậu ấy bị coi là tội phạm phản quốc và bị nhốt vào trại tù chính trị.
Cô khóc, nếu con trai cô cướp của, giết người hay trộm cắp mà phải chịu như vậy thì cô đã không đau khổ như thế. Chỉ vì mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà cậu ấy đã bị đối xử như một tù nhân chính trị, bị đánh đập dã man và bỏ đói. Cô không biết nhà tù nơi con trai mình đang bị giam, cũng như liệu cậu ấy có còn sống hay không.
Cô cũng mong muốn vấn đề này sẽ được phơi bày trên toàn thế giới, và hành động của Chính phủ Trung Quốc sẽ bị trừng phạt… Cô hy vọng trước khi chết, được nhìn thấy con trai mình, ôm lấy cậu ấy một lần nữa, và nói rằng cô yêu cậu ấy.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…