Cuộc chiến cấm vận công nghệ của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc ở thị trường chip có khả năng sẽ chỉ đạt một phần kỳ vọng vào năm 2023. Sau khi công bố chính sách hạn chế xuất khẩu vào tháng 10, Washington xem ra đã thành công vận động các chính phủ thân thiện gồm Nhật Bản và Hà Lan tham gia. Tuy nhiên, trong tình hình thị trường chất bán dẫn hiện nay, có những điểm khó khiến hoạt động chống Trung Quốc không dễ đạt mong muốn như kỳ vọng, theo Reuters phân tích 19/12.
Các quy định thương mại mới do Hoa Kỳ đưa ra là có hiệu lực chủ yếu vào phân khúc các bộ vi xử lý có tốc độ tính toán (hiệu suất) cực cao, ngăn các hãng Trung Quốc tiếp cận và phát triển siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các thiết bị và cấu kiện đòi hỏi phân khúc công nghệ tiên tiến nhất này.
Hãng chip nhớ YMTC của Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh. Không lâu sau khi Hoa Kỳ ban hành quy định mới, hãng Apple đã đóng băng kế hoạch mua linh kiện từ YMTC.
Nhưng một vấn đề là, hầu hết chip được sản xuất bởi hãng của Trung Quốc và vận chuyển đến phục vụ cho hãng của Trung Quốc đều là những công nghệ thấp hơn và không bị ảnh hưởng bởi các quy định mới.
Sân chơi chính của Trung Quốc, và cũng là thế mạnh của họ là ở phân khúc chip tầm trung và tầm thấp rẻ tiền, ví dụ trong các ứng dụng dành cho ô-tô.
Năm ngoái, nhập khẩu mạch tích hợp và thiết bị liên quan của Trung Quốc đạt 466 tỷ USD.
Nhưng các hãng của các quốc gia ngoài Trung Quốc nhưng có phần phụ thuộc vào Trung Quốc, như các hãng của Hàn Quốc, Nhật Bản, và Hà Lan, thì lại có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách mới của Hoa Kỳ.
Những ‘gã khổng lồ’ về bộ nhớ Samsung Electronics và SK Hynix hiện có các nhà máy bên trong Trung Quốc Đại Lục, do đó sẽ không thể duy trì chúng nếu không có giấy phép của Hoa Kỳ. Hiện nay, cả hai đã có đảm bảo miễn trừ một năm khỏi các hạn chế, nhưng điều gì xảy ra sau đó vẫn chưa rõ ràng.
Đối với ASML của Hà Lan, công ty độc quyền về thiết bị sản xuất chip tiên tiến, bức tranh cũng mơ hồ tương tự. Công ty đã ngừng xuất khẩu những sản phẩm tiên tiến nhất của mình sang Trung Quốc. Nhưng các nhà hoạch định chính sách của Washington đang gây sức ép với các đối tác Hà Lan và Nhật Bản của họ, và cũng cấm các công cụ kém phức tạp hơn đối với ASML và các đồng nghiệp Nhật Bản.
Cả hai chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc áp dụng “ít nhất một số” các hạn chế của Hoa Kỳ, theo Bloomberg đưa tin vào ngày 12/12. Như vậy, vấn đề sẽ nằm ở chi tiết. Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher đã cho biết vào tháng 11 rằng chính phủ của bà “sẽ không sao chép từng biện pháp của Mỹ”.
Việc hạn chế sẽ gây khó khăn cho công ty có trụ sở tại Veldhoven Hà Lan này, khi mà 2,7 tỷ euro, tương đương 15% tổng doanh thu, là đến từ Trung Quốc Đại Lục vào năm 2021.
Đối thủ Nikon đạt doanh thu hơn 153 tỷ yên (1,1 tỷ USD) tại Trung Quốc, khoảng 28% tổng số doanh thu.
Nhu cầu chậm lại cũng là một mối lo ngại khác: Tổng doanh số bán chip sẽ giảm 4% xuống còn 557 tỷ USD vào năm 2023, một sự đảo ngược mạnh mẽ so với mức tăng trưởng 26% vào năm 2021, theo World Semiconductor Trade Statistics.
Điều đó có thể sẽ khiến các công ty cảnh giác với việc chấp nhận nhanh chóng và đầy đủ theo các yêu cầu của Washington. Sự do dự sẽ có lợi cho Trung Quốc. Hoa Lục sẽ tranh thủ thời gian để dự trữ các linh kiện và công cụ nước ngoài, đồng thời giúp Chủ tịch Tập Cận Bình thu hút các đối tác thương mại. Bắc Kinh hẳn cũng biết, các cuộc chiến tranh hiếm khi được tiến hành và chiến thắng nếu chỉ được thực hiện một cách cách đơn phương.
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…