Ông Tập Cận Bình. (Ảnh: Getty Images)
Ngày 30/6/2025, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức một cuộc họp. Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đưa tin rằng cuộc họp đã xem xét “Quy định công tác của các cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương Đảng”, do Tổng Bí thư Tập Cận Bình chủ trì. Trước đó, từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2025, ông Tập bất thường vắng mặt; Tân Hoa Xã cũng không đưa tin về cuộc họp Bộ Chính trị tháng 5 theo thông lệ.
Thông cáo của Tân Hoa Xã về cuộc họp Bộ Chính trị lần này chỉ dài 331 chữ. Trong khi đó, các thông cáo về 4 cuộc họp Bộ Chính trị từ tháng 1 đến tháng 4/2025 lần lượt dài 1060 chữ, 520 chữ, 833 chữ và 1254 chữ.
Có câu “chữ càng ít, việc càng lớn”. Vào thời điểm nhạy cảm trước thềm Hội nghị Bắc Đới Hà, việc Trung Nam Hải ban hành Quy định công tác của các cơ quan phối hợp ra quyết định không chỉ củng cố nhận định rằng ông Tập đang mất quyền lực, mà còn ẩn chứa nhiều tín hiệu chính trị.
Kể từ khi lên nắm quyền tại Đại hội 18, để củng cố quyền lực tập trung, ông Tập đã thành lập nhiều tiểu nhóm (tiểu tổ) lãnh đạo liên cơ quan như Tiểu tổ Lãnh đạo Cải cách Toàn diện Trung ương, và bản thân ông trực tiếp đứng đầu các cơ quan này. Mô hình “trị quốc bằng nhóm nhỏ” ám chỉ việc ông Tập Cận Bình thiết lập các tiểu tổ lãnh đạo để tập trung quyền lực, vượt qua các cơ quan truyền thống như Bộ Chính trị và Quốc vụ viện.
Khái niệm “Cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương Đảng” được chính thức đề xuất tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 19 vào tháng 2/2018, trong “Quyết định về cải cách thể chế Đảng và Nhà nước”, và được cụ thể hóa trong “Kế hoạch cải cách thể chế Đảng và Nhà nước”. Quyết định nêu rõ các cơ quan này hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Kế hoạch liệt kê các cơ quan như Tiểu tổ Lãnh đạo Cải cách Toàn diện Trung ương, Tiểu tổ Lãnh đạo Tài chính Kinh tế Trung ương, Tiểu tổ Lãnh đạo Công tác Ngoại giao Trung ương, v.v.
Tháng 3/2023, Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện ban hành “Kế hoạch cải cách thể chế Đảng và Nhà nước”, trong đó đề cập đến việc thành lập Ủy ban Tài chính Trung ương và Ủy ban Khoa học Công nghệ Trung ương, với tư cách là “Cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương Đảng”.
Thông qua mô hình “trị quốc bằng tiểu tổ”, ông Tập đã làm suy yếu quyền lực của các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và các cơ quan chức năng như Quốc vụ viện, củng cố quyền lực tập trung; nhờ đó, ông được gọi là “hạt nhân Tập” và “độc tôn”. Tuy nhiên, sau khi tập trung quyền lực, các cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và ngoại giao của ĐCSTQ bùng nổ dưới sự “chỉ đạo trực tiếp” của ông. Đặc biệt, sau đại dịch, ông kiên quyết thực hiện chính sách “zero COVID” cực đoan, đẩy xã hội Trung Quốc vào khủng hoảng chưa từng có.
Trong bối cảnh chính sách “zero COVID” gây phẫn nộ trong dân chúng, các cơ quan như Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã từng tuyên bố rằng ông Tập “luôn luôn trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp triển khai” công tác phòng chống dịch, “bao quát toàn cục, ra quyết sách quyết đoán” và xác định “tổng phương châm ‘zero COVID linh động”.
Sau hơn một thập kỷ tập quyền trung thông qua “trị quốc bằng tiểu tổ”, việc Bộ Chính trị đột nhiên xem xét “Quy định công tác của các cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương Đảng” là bất thường. Thông cáo của Tân Hoa Xã nhấn mạnh “phối hợp chứ không thay thế, đến đúng chỗ nhưng không vượt giới hạn”, “đề xuất các chính sách thiết thực và hiệu quả”, và “tránh hình thức, quan liêu”. Những lời này ngầm chỉ trích mô hình “trị quốc bằng tiểu tổ” trước đây của ông Tập là vượt quyền, không thực tế, thiếu hiệu quả, đồng thời mang nặng tính hình thức và quan liêu.
Thông cáo cũng nhấn mạnh “tập trung lãnh đạo thống nhất đối với các công việc lớn”, ngầm chỉ trích sự độc tài trước đây của ông Tập, tương đương với việc công khai phủ nhận nửa vời vị thế “độc tôn” của ông. Điều này càng củng cố nhận định rằng ông Tập đã mất quyền lực.
Kể từ Hội nghị Trung ương 3 vào tháng 7/2024, các vấn đề về sức khỏe và khủng hoảng quyền lực của ông Tập liên tục xuất hiện. Tin đồn về việc các nguyên lão ĐCSTQ, “thái tử đảng” và “hồng nhị đại” liên kết chống lại ông Tập không ngừng lan truyền.
Theo nguồn tin từ Epoch Times, từ tháng 4/2024, ông Tập đã bắt đầu mất quyền lực. Dù bề ngoài vẫn tại vị, thực tế ông đã mất đi thế lực lớn. Các nhân vật như nguyên Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp đã trở thành những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến cục diện chính trị Trung Quốc.
Mô hình “trị quốc bằng tiểu tổ” của ông Tập vượt trên cả Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị, cho phép ông tự do hành động trong hơn một thập kỷ. Việc Trung Nam Hải đột nhiên ban hành “Quy định công tác” nhằm kiềm chế ông Tập rõ ràng có sự thao túng và thúc đẩy từ các thế lực chống Tập mạnh mẽ đứng sau.
Thông cáo của Tân Hoa Xã nhấn mạnh “chuẩn hóa việc thành lập, nhiệm vụ và vận hành của các cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương Đảng”. Điều này cho thấy mô hình “trị quốc bằng tiểu tổ” của ông Tập đang đối mặt với sự chỉnh đốn toàn diện.
Các thành viên trong các tiểu tổ “trị quốc” của ông Tập chủ yếu là các thân tín của ông trong Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị và các bộ ngành. Để chỉnh đốn và giám sát hiệu quả mô hình này, cần đưa vào các thế lực không phải thân tín của ông Tập, thực hiện các thay đổi nhân sự tương ứng, thậm chí giải thể hoặc thành lập các cơ quan mới. Các nguyên lão chống Tập và các thế lực đối lập khác có thể sẽ can thiệp vào các cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung Nam Hải.
Thực tế, đầu tháng 4/2025, ông Lý Cán Kiệt, thân tín của ông Tập Cận Bình trong phe Thanh Hoa (Đại học Thanh Hoa), bất ngờ chuyển từ Bộ trưởng Tổ chức Trung ương sang Bộ trưởng Mặt trận Thống nhất. Thạch Thái Phong, đồng minh của ông Hồ Cẩm Đào và thuộc phe Đoàn Thanh niên, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tổ chức Trung ương.
Sau sự thay đổi bất thường này, các phó tướng của những người thân cận với ông Tập như Thái Kỳ, Vương Tiểu Hồng, Hạ Lập Phong lần lượt bị điều chuyển khỏi các cơ quan cốt lõi ở Trung Nam Hải, cho thấy thế lực “quân nhà Tập” đang bị phân tán và suy yếu có kế hoạch. Cùng lúc, các đối thủ chính trị của ông Tập như Hồ Hải Phong (con trai Hồ Cẩm Đào) và ông Hồ Xuân Hoa hoạt động công khai, nổi bật.
Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2025, ông Tập Cận Bình bất ngờ “mất tích” 2 tuần. Truyền thông đảng hiếm hoi không đưa tin về cuộc họp Bộ Chính trị tháng 5. Tin đồn trên mạng xã hội cho rằng giữa tháng 5, một cuộc họp mở rộng Bộ Chính trị chưa từng có đã diễn ra, với sự tham gia của các nguyên lão và cựu tướng quân đội, cùng gây sức ép buộc ông Tập từ chức.
Các quyết định lớn của ĐCSTQ thường được thỏa thuận hậu trường trước khi thông qua các cuộc họp Bộ Chính trị, Trung ương, hoặc Nhân đại để hợp thức hóa.
Quy định “Điều lệ công tác các cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương” có thể là kết quả của thỏa thuận hậu trường từ các thế lực chống Tập, và lần này được thông qua tại cuộc họp Bộ Chính trị chỉ là một hình thức. Quy định này chỉ là văn bản định hướng, các chi tiết, đặc biệt là điều chỉnh nhân sự, cần thêm thỏa hiệp giữa các phe phái để triển khai. Thông cáo của Tân Hoa Xã cũng đề cập cuộc họp “nghiên cứu các vấn đề khác”, có thể liên quan đến thay đổi nhân sự quan trọng hoặc các vấn đề bí mật.
Theo thông lệ, Hội nghị Bắc Đới Hà sẽ diễn ra từ tháng 7 đến đầu tháng 8, nơi các nguyên lão và lãnh đạo Trung Nam Hải thỏa thuận hậu trường về các vấn đề chính trị lớn, trước khi hợp thức hóa tại Hội nghị Trung ương 4. Quy định mới này có thể là tiền đề cho các quyết định quan trọng tại Bắc Đới Hà và Trung ương 4.
Đáng chú ý là trong bản tin hơn 300 chữ của Tân Hoa Xã, xuất hiện các cụm từ nhạy cảm như “cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương phải thực hiện sự lãnh đạo thống nhất tập trung đối với các công việc trọng đại”, “kiên trì hoạch định đại sự, bàn bạc đại sự, nắm bắt đại sự”, “thực hiện sự lãnh đạo và phối hợp hiệu quả hơn đối với các công việc trọng đại”, khiến người ta có nhiều liên tưởng.
Theo thông lệ, Hội nghị trung ương 4 sắp tới có liên quan mật thiết đến việc bố trí nhân sự cấp cao khóa tiếp theo. Gần đây, tin đồn về việc ông Tập Cận Bình sẽ từ chức hoặc thậm chí bị hạ bệ tại Hội nghị Trung ương 4 không ngừng lan truyền.
Ngoài ra, chiến dịch thanh trừng trong quân đội ĐCSTQ tiếp tục leo thang. Ông Hà Vệ Đông, thân tín của Tập trong quân đội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy, đã “biến mất” hơn 3 tháng. Liên tiếp có tin đồn về việc ông bị bắt, bệnh nguy kịch, thậm chí là tự sát. Giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ cần đưa ra lời giải thích công khai về ông Hà Vệ Đông.
Liên quan mật thiết đến sự thất thế của ông Tập Cận Bình và những biến động chính trị cấp cao của ĐCSTQ, các chính sách ngoại giao Trung – Mỹ, Trung – Nga cũng như chính sách eo biển Đài Loan đang ở ngã ba đường quan trọng.
Những vấn đề nhạy cảm kể trên đều là những đại sự cấp bách mà Trung Nam Hải cần nhanh chóng đưa ra quyết định, và rất có thể sẽ là những nội dung quan trọng tại Hội nghị Bắc Đới Hà và Hội nghị Trung ương 4.
Cùng với việc các thân tín của ông Tập Cận Bình trong quân đội bị thanh trừng quy mô lớn, những dấu hiệu cho thấy ông Tập mất quyền lực trong quân đội, quyền kiểm soát nhân sự và các quyền lực lớn khác trong đảng, chính phủ, quân đội ngày càng lộ rõ. Ngay từ tháng 2/2025, đã có tin đồn về việc ông Tập thoái vị chỉ còn chờ công bố chính thức.
Ngày 26/6/2025, nhà bình luận độc lập Đỗ Chính đã viết bài trên tờ Up Media của Đài Loan tiết lộ rằng gần đây, một chính trị gia lão thành chống Tập khá nổi tiếng ở Bắc Kinh đã gửi một thông điệp, đại ý là mọi người hãy kiên nhẫn chờ đợi, sẽ có biến đổi vào mùa thu, đến tháng 10 sẽ rõ ràng hơn.
Ngày 27/6, Trung tướng Lục quân Mỹ đã giải ngũ, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn đã đăng bài trên X nói: “Trung Quốc rõ ràng đang diễn ra sự chuyển giao quyền lực.” Kèm theo đó là hình ảnh ám chỉ rằng Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Đinh Tiết Tường; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh; và Phó Chủ tịch thứ nhất Quân ủy Trương Hựu Hiệp sẽ tiếp quản quyền lực lớn của Đảng, Chính phủ và Quân đội ĐCSTQ.
Ngày 28/6, cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ Gregory W. Slayton đã viết trên New York Post rằng nhìn từ tình hình vài tháng qua, ông việc Tập Cận Bình hạ đài có thể đã cận kề. Các nguyên lão của ĐCSTQ đang thao túng mọi việc phía sau hậu trường, bao gồm cả ông Hồ Cẩm Đào, người từng bị ông Tập Cận Bình làm bẽ mặt tại Đại hội 20 của ĐCSTQ vào năm 2022.
Trong thời điểm nhạy cảm trước Hội nghị Bắc Đới Hà, việc Trung Nam Hải ban hành “Quy định công tác của các cơ quan phối hợp ra quyết định của Trung ương Đảng” đã xác nhận sự thất thế của ông Tập Cận Bình, ẩn chứa tín hiệu về sự chuyển giao quyền lực cao nhất tại Trung Nam Hải.
Ngoài ra, trong giai đoạn nhạy cảm ngày 10/6, quan chức cấp cao của “Văn phòng 610” Cao Dĩ Thâm đã “ngã ngựa”. Vụ án La Soái Vũ, sau một năm, lại trở thành tâm điểm dư luận, kéo theo việc hàng loạt giám đốc, bí thư đảng ủy các bệnh viện cấp 3A trọng điểm ở nhiều tỉnh, cùng các quan chức cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe, bị điều tra do nghi ngờ liên quan đến việc mổ cướp nội tạng sống. Việc đàn áp Pháp Luân Công và nghi vấn mổ cướp nội tạng dường như lại trở thành một trong những trọng tâm tranh giành quyền lực của giới lãnh đạo ĐCSTQ.
Nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Nam Hải đang nhen nhóm một cơn bão chính trị. Cuộc khủng hoảng quyền lực của nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình có thể vượt xa những gì bên ngoài tưởng tượng. Điểm tới hạn của sự biến động ở Trung Quốc đang ngày càng đến gần, và các sự kiện nhạy cảm lớn có thể xảy ra theo chuỗi.
Thỏa thuận này như một hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia châu Á…
Tờ Handelsblatt (Đức) mới đây đã đăng tải một bài bình luận cho rằng Trung…
Tổng thống Trump hôm thứ Năm (3/7) lên tiếng phàn nàn rằng Hoa Kỳ đã…
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông sẵn sàng cho phép lao động…
Tổng thống Trump dự kiến vào thứ Hai (7/7) sẽ công bố lệnh ngừng bắn…
Chiếc xe SUV made in USA sẽ bị ngõ nhỏ, lối nhỏ cản đường, còn…