Ước mơ báo mạng độc lập tại Cuba

Có một cuộc cách mạng nhỏ đang le lói trong ngành truyền thông đầy kiềm chế của Cuba. Nhiều trang mạng thông tin độc lập lần lượt xuất hiện trong vài năm qua, cố gắng tồn tại trong thế độc quyền do Nhà nước áp đặt lên giới truyền thông từ một nửa thế kỷ nay.

Một người đàn ông đang đọc tờ Granma, tờ báo chính thống của đảng cầm quyền tại Cuba (Ảnh: Getty)

Những trang báo mạng độc lập đầu tiên tại Cuba được lập lên là “El Estornudo”, “Periodismo de Barrio”, “El Toque” hay “OnCuba”. Họ đều có đặc điểm chung là đội ngũ ban biên tập trẻ, tuổi đời vừa chỉ 30. Nhiều phóng viên xuất thân từ ngành truyền thông, trường đại học La Habana, lò đào tạo truyền thống cho các báo đài Nhà nước và nhật báo Granma của đảng cầm quyền.

Theo phóng sự của hãng tin AFP, cách trình bày và nội dung các bài viết trên báo mạng độc lập tại Cuba có nhiều điểm nổi trội hơn so với những tờ báo của các nhà ly khai hay báo mạng độc lập ở nước ngoài.

AFP nhận định, trang chủ của các tờ báo mạng này hiện đại và có cách hành văn trong sáng, hình ảnh rõ nét và phông chữ trau chuốt. Phóng sự chủ yếu mang tính chất tạp chí hơn là “tin tức”. Các bài viết này chú trọng phản ảnh một cách chân thật đời sống thường nhật của người dân Cuba, và không chọn cách đối đầu với chính phủ.

Một người nhận xét rằng tờ báo mạng “El Toque” có “Quan điểm trung thực, xuất phát từ những trải nghiệm cuộc sống và không đi theo cách nhìn khiêu khích của những người có tư tưởng cực đoan”.

Tuy có quan điểm ôn hòa và được chính quyền Havana dung thứ phần nào, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là giới truyền thông Nhà nước chịu để yên cho các phóng viên độc lập tự do hoạt động.

Báo đảng Granma nhiều lần đăng bài của nhà viết lên án “lối hành nghề nhà báo có dụng ý” của các tờ báo độc lập. Chính phủ bắt đầu đe dọa những báo đài không chính thống như sa thải phóng viên có cộng tác với những tòa báo độc lập, cản trở phóng viên những tờ báo đó tác nghiệp.

Hiện tại, những dạng truyền thông mới này vẫn chưa là một đe dọa thật thụ đối với chính quyền Cuba, cả về quan điểm cũng như số lượng độc giả. Bởi một lẽ đơn giản, cả nước Cuba chỉ có khoảng 200 điểm phát sóng wifi, trong đó một bộ phận rất nhỏ (5% trong tổng số 11,2 triệu dân) có thể truy cập thường xuyên Internet do phí truy cập mạng rất cao tại Cuba.

Đây cũng chính là khó khăn lớn nhất cản trở việc phát triển hệ thống báo mạng độc lập. Các báo mạng hiện nay chật vật sống qua ngày do không thu hút được tài trợ từ các nhà quảng cáo. Vì giá truy cập mạng vẫn còn quá cao nên việc đưa bài lên mạng phần lớn đều được thực hiện ở nước ngoài qua đường thư điện tử.

Nhưng có lẽ không có gì dập tắt được niềm đam mê viết báo của họ. Bằng cách này hay cách khác, nhận làm quảng cáo, thỏa hiệp với một số báo đài khác hay các tổ chức phi chính phủ, thậm chí làm thêm nghề tay trái, các phóng viên của những tờ báo này vẫn chấp nhận trả giá đắt để thực hiện giấc mơ viết báo độc lập tại Cuba.

Đức Trí (T/H)

Published by
Tags: Cuba

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

1 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

4 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago