Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại trận đấu giữa Pháp và New Zealand, giải Rugby World Cup, 8/9/2023 (ảnh Shutterstock / Victor Velter)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Moskva phải chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất và ngừng đưa ra “những tuyên bố trì hoãn”.
Kiev đã đồng ý lệnh ngừng bắn kéo dài một tháng trong cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn ba năm với Nga sau các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ tại Ả Rập Saudi hôm thứ Ba (11/3). Sau đó Washington đã nối lại việc chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine và các chuyến hàng vũ khí đưa đến quốc gia này. Không có quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) nào được đại diện tại các cuộc đàm phán.
Phát biểu hôm thứ Năm (13/3), Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận rằng Nga sẵn sàng thảo luận về lệnh ngừng bắn nhưng các điều khoản cần phải được làm rõ để đảm bảo dẫn đến một nền hòa bình ổn định và lâu dài.
Hôm thứ Sáu (14/3), sau các cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã yêu cầu Moskva chấp nhận thỏa thuận do Hoa Kỳ đề xuất.
“Bây giờ Nga phải chấp nhận đề xuất của Hoa Kỳ và Ukraine về lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày”, ông Macron viết trên X, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ tiếp tục nỗ lực để thu hút ủng hộ cho Kiev trong tương lai.
Vương quốc Anh cũng đã yêu cầu Moskva ngừng bắn vô điều kiện.
“Bây giờ là thời điểm ngừng bắn vô điều kiện. Ukraine đã nêu rõ lập trường của họ. Bây giờ là lúc Nga chấp nhận”, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết trong một bình luận với giới báo chí vào thứ Sáu (14/3).
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bác bỏ yêu cầu này.
Ông Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã viết trên X rằng: “Về mặt ngoại giao, Anh và bộ trưởng của họ có thể nhét ý tưởng của họ trở lại cái hố phân mà nó xuất phát ra”.
Nga lên án những tuyên bố ngày càng thù địch từ các nhà lãnh đạo châu Âu về việc thúc đẩy quân sự hóa, khi cục diện trên chiến trường ngày càng chuyển biến có lợi cho Moskva.
Theo Moskva, việc các quốc gia phương Tây tiếp tục cung cấp vật tư quân sự cho Ukraine khiến cuộc chiến tranh này trở thành cuộc chiến ủy nhiệm do NATO cầm đầu chống lại Nga.
Đáp lại sáng kiến của Anh và Pháp về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi những ý tưởng như vậy là “hoàn toàn thù địch” với Nga.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Nga cho biết, bất kỳ quân đội nào thuộc khối quân sự NATO do Hoa Kỳ đứng đầu xuất hiện trong cuộc chiến tranh, ngay cả dưới vỏ bọc là lực lượng gìn giữ hòa bình, cũng sẽ tương đương với “sự tham gia trực tiếp, chính thức, không ngụy trang của các nước NATO trong cuộc chiến chống lại Nga”.
Hân Nhi
Ngày 13/05, Vinpearl với mã cổ phiếu VPL chính thức chào sàn HOSE với mức định giá…
Chiều 7/5, tại trụ sở Bộ Công thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ, Bộ…
Mattel - nhà sản xuất búp bê Barbie và bộ bài UNO, công ty đồ…
Các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giảm chi phí vay, tăng cường thanh…
EU dự trù sẽ đề xuất một đạo luật nhằm loại bỏ dần dần toàn…
Vào ban ngày, chúng gập đôi cánh da, treo mình cao trên xà nhà bằng…