Tổng thống Trump quyết bỏ Điều 230 – “bùa hộ mệnh” cho Facebook, Twitter

Tổng thống Trump và những người ủng hộ cho rằng Điều 230 đã trao cho các công ty Internet quá nhiều sự bảo vệ pháp lý và cho phép họ trốn tránh trách nhiệm về các hành vi của mình.

Hôm 2/12 vừa qua, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter rằng:

“Điều 230, một món quà nhằm che chắn trách nhiệm mà Hoa Kỳ dành cho “Big Tech” (các công ty duy nhất ở Mỹ có nó – [giống như] phúc lợi doanh nghiệp!), là mối đe dọa nghiêm trọng đối với An ninh Quốc gia và Tính toàn vẹn của cuộc Bầu cử của chúng ta. Đất nước của chúng ta không bao giờ có thể an toàn và được bảo đảm nếu chúng ta cho phép nó còn tồn tại.

… Do đó, nếu Điều 230 rất nguy hiểm và không công bằng này không được chấm dứt hoàn toàn như một phần của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), tôi sẽ buộc phải PHỦ QUYẾT luật này một cách dứt khoát khi nó được gửi đến bàn Kiên định [bàn Tổng thống] rất đẹp này. Phải lấy lại nước Mỹ NGAY BÂY GIỜ. Cảm ơn!”

Đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng NDAA năm 2021 trị giá 1,4 nghìn tỷ USD sẽ được Quốc hội trình lên Tổng thống để ký ban hành hoặc phủ quyết vào ngày 11/12. Với Tweet này, ông Trump đang đòi hỏi phải thêm việc chấm dứt Điều 230 vào NDAA thì ông mới ký thông qua. 

Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cùng ngày hôm đó trong buổi họp báo thường kỳ, xác nhận rằng Tổng thống Trump nghiêm túc về việc phủ quyết Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) nếu nó không bao gồm việc bãi bỏ các biện pháp bảo vệ của Mục 230.

“Vâng, Tổng thống rất nghiêm túc về điều đó,” cô McEnany trả lời. Việc phủ quyết của Tổng thống có thể dẫn đến chính phủ đóng cửa.

McEnany cho biết: “Về cơ bản, nó là một lá chắn được trao cho các mạng truyền thông xã hội.”

Điều 230 của Đạo luật Chuẩn mực truyền thông hiện bảo vệ các công ty truyền thông xã hội khỏi trách nhiệm pháp lý đối với những gì người dùng của họ đăng, vì họ không được coi là nhà xuất bản. 

Tuy vậy, các hành xử gần đây của Twitter và Facebook lại cho thấy những công ty này đang đóng vai trò là nhà xuất bản khi họ kiểm duyệt một số người dùng hoặc chủ đề nhất định và sử dụng nhãn kiểm tra tính xác thực trên các bài đăng.

Trong những tháng gần đây, một số bài đăng của Tổng thống Trump đã bị ẩn khỏi chế độ xem công khai trừ khi người dùng nhấp vào nhãn cảnh báo. Trong khi đó, các tweet từ quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc lan truyền thông tin sai lệch về nguồn gốc của virus corona và việc nhà lãnh đạo Iran kêu gọi diệt chủng chống lại người Israel đều không bị Twitter gắn cờ hoặc chặn.

Thượng nghị sĩ Josh Hawley (R – Mo.), Một nhà phê bình lâu năm về việc kiểm duyệt của Big Tech, cho biết ông không thể ủng hộ dự luật hiện tại và không chỉ đối với Điều 230.

“NDAA KHÔNG có bất kỳ cải cách nào đối với Điều 230 nhưng LẠI bao gồm sửa đổi về kỹ thuật xã hội của [Thượng nghị sĩ] Elizabeth Warren nhằm đơn phương đổi tên các căn cứ và đài tưởng niệm chiến tranh mà không có việc đóng góp ý kiến hoặc quy trình công khai. Tôi không thể ủng hộ nó,” ông Hawley viết trên Twitter hôm 2/12.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp Thượng viện cũng ủng hộ Tổng thống Trump trong việc bãi bỏ Điều 230.

Ông viết: “Chúng ta có Bộ Quốc phòng để bảo vệ nền tự do của chúng ta, nhưng quyền tự do của chúng ta sẽ gặp rủi ro nếu chúng ta không thay đổi Điều 230.”

“Tôi ủng hộ tổng thống Donald Trump muốn bãi bỏ Điều 230 … Big Tech là ngành công nghiệp duy nhất ở Mỹ không thể bị kiện vì các hoạt động kinh doanh của họ và không được quản lý chặt chẽ. Điều này phải kết thúc.”

Thượng nghị sĩ Jim Inhofe hôm 3/12 cho biết bản hoàn chỉnh cuối cùng của NDAA đã sẵn sàng. 

Sau đó, Tổng thống Trump tiếp tục tweet rằng việc không đưa điều khoản chấm dứt Mục 230 vào NDAA là “tồi tệ cho An ninh quốc gia và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử”, khẳng định lại ông sẽ phủ quyết NDAA.

Nếu Điều 230 bị bãi bỏ, các công ty Internet sẽ bị xem như một nhà xuất bản và phải chịu trách nhiệm về mọi bài đăng trên mạng xã hội. Với hàng tỷ người dùng, việc kiểm duyệt nội dung từng bài đăng gần như là bất khả khi. Người dùng sẽ có quyền kiện Facebook, Twitter về các nội dung đăng tải, ví như nếu họ bị người khác nói xấu, bôi nhọ trên mạng; và lượng đơn kiện ập đến cho những hãng công nghệ này có thể lên đến hàng trăm nghìn mỗi ngày.

Xuân Lan

Xem thêm:

Các video điều trần của Uỷ ban Tư pháp Thượng viện đối với Facebook và Twitter:

Xuân Lan

Published by
Xuân Lan

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

14 giây ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

8 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

25 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

57 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago