Trung Quốc đào tạo và trang bị cho quân đội nước ngoài nhằm làm suy yếu Mỹ

Theo một báo cáo mới của quốc hội Mỹ, chế độ cộng sản Trung Quốc đang đào tạo và trang bị cho quân đội nước ngoài để củng cố vị thế của mình và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Jin loại 094A mới, Trường Chinh ngày 10/3 của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tham gia duyệt binh hải quân kỷ niệm 70 năm thành lập PLA tại vùng biển gần Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc vào ngày 23 tháng 4 năm 2019. (Ảnh của MARK SCHIEFELBEIN/POOL/AFP, Getty Images)

Theo báo cáo thường niên năm 2023 của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung (USCC), công bố vào ngày 14/11, chế độ Trung Quốc cũng tham gia bán vũ khí cho các quốc gia bị quốc tế trừng phạt, bao gồm cả quốc gia tài trợ khủng bố là Iran.

Những nỗ lực đó của Trung Quốc là nhằm thay thế Hoa Kỳ và “dẫn đầu trật tự an ninh toàn cầu”.

Báo cáo cho biết: “Giới lãnh đạo Trung Quốc điều phối một loạt hoạt động quân sự với lực lượng an ninh nước ngoài, bao gồm các cuộc họp song phương và đa phương, trao đổi chức năng, ghé thăm cảng, tập trận và bán vũ khí”.

Ngoài ra, chế độ Trung Quốc đang ngày càng sử dụng cánh quân sự của mình để “quảng bá hình ảnh tích cực về Trung Quốc” ở nước ngoài gây bất lợi cho Hoa Kỳ, đồng thời theo đuổi các lợi ích quân sự, đối ngoại và kinh tế cho chính mình.

Trung Quốc cung cấp vũ khí cho các chế độ bị trừng phạt

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cai trị Trung Quốc với tư cách là một quốc gia độc đảng, đang ngày càng ủng hộ các chế độ độc tài bằng việc bán vũ khí cho những quốc gia này.

Theo báo cáo: “Trung Quốc được biết đến là nơi cung cấp vũ khí cho các chế độ độc tài và thủ phạm vi phạm nhân quyền”.

“Những quốc gia nhận vũ khí của Trung Quốc có ít nhất 4 quốc gia đang bị Liên hợp quốc áp đặt các lệnh cấm vận bắt buộc vào thời điểm chuyển giao vũ khí, bao gồm Cộng hòa Trung Phi, Iran, Somalia và Sudan”.

Trung Quốc Cộng sản chỉ đứng sau Hoa Kỳ về tổng doanh số bán vũ khí và chế độ ĐCSTQ là nước xuất khẩu thiết bị quân sự lớn thứ tư thế giới.

Hiện Trung Quốc bán đầy đủ các thiết bị quân sự gồm máy bay, tàu chiến và tên lửa. 

ĐCSTQ cũng đang sử dụng các phái đoàn quân sự để đảm bảo lợi thế chính trị tại các diễn đàn quốc tế, bao gồm Đối thoại Shangri-La và các cuộc họp an ninh khác do ASEAN, SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) và BRICS tổ chức.

Phái đoàn ĐCSTQ cử đến ‘Đối thoại Shangri-La’ năm 2022 với tư cách những “chiến binh” có nhiệm vụ “bác bỏ” phàn nàn chống lại chế độ và “đấu tranh” với sự phản đối các hoạt động của Bắc Kinh.

ĐCSTQ xây dựng quan hệ đối tác với các thế lực độc tài

Báo cáo cũng lưu ý rằng quân đội của Trung Quốc không có khả năng hoạt động song song với các cường quốc nước ngoài như Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, chế độ này đang cạnh tranh với các chương trình của Hoa Kỳ bằng cách “đối phó bằng mức giá thấp hơn và khả năng đào tạo số lượng lớn sinh viên nước ngoài”.

Để đạt được mục tiêu đó, Bắc Kinh đang theo đuổi các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia từ Châu Phi, Nam và Trung Á, Châu Mỹ Latinh và Đông Âu. Các tài liệu quân sự của ĐCSTQ tiết lộ rằng chế độ này có những chiến lược khác nhau dựa trên việc quốc gia kia là cường quốc, quốc gia láng giềng hay quốc gia đang phát triển.

Báo cáo viết: “[Trung Quốc] sử dụng các cuộc tập trận song phương và đa phương để thực hiện các hoạt động huấn luyện mang tính chiến đấu, ngày càng thực tế hơn như diễn tập bắn đạn thật, mô phỏng chiến đấu, phòng không và các hoạt động tấn công”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng trong tiệc chiêu đãi sau cuộc hội đàm tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 21/3/2023. (Ảnh minh hoạ, nguồn: PAVEL BYRKIN/SPUTNIK/AFP Qua Getty Images)

Và thực tế Nga vẫn là đối tác quân sự quan trọng nhất của ĐCSTQ và là nhà cung cấp công nghệ quân sự tiên tiến.

Hai cường quốc đã ký kết quan hệ đối tác “không giới hạn” chỉ vài tuần trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022.

Mối quan hệ đối tác đó sau đó được nâng cao thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, cho phép Trung Quốc trở thành đối tác quan trọng nhất của Nga trong thương mại và ngoại giao, giúp Moscow tiếp tục tồn tại trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ.

Sự hợp tác này dẫn đến nhiều cuộc tập trận quân sự chung giữa Trung Quốc và Nga, bao gồm cả một cuộc thám hiểm hải quân diễn ra cách bờ biển Hoa Kỳ vài dặm.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn duy trì lợi thế quan trọng so với ĐCSTQ do sự hiếu chiến của chính chế độ này đối với các đối tác tiềm năng của mình.

Dù ĐCSTQ tìm cách sử dụng các cuộc tập trận quân sự quốc tế để nâng cao vị thế của mình, nhưng chế độ này “rất ít phát triển năng lực quân sự của đối tác nước ngoài” và thường xuyên “làm suy yếu nỗ lực của chính mình” bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các đối tác trong khu vực để thúc đẩy các yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông.

Đi đến kết luận, báo cáo của USCC khuyến nghị Quốc hội tiếp nhận tóm tắt mật về nỗ lực của ĐCSTQ trong việc huấn luyện và trang bị cho quân đội nước ngoài, cũng như cân nhắn bất kỳ biện pháp nào mà Bộ Quốc phòng đang thực hiện để giảm thiểu rủi ro liên quan.

Anh Nguyễn, theo ET

Anh Nguyễn

Published by
Anh Nguyễn

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

38 giây ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

38 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

56 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago