Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia Mỹ

Vừa qua, tại buổi điều trần đầu tiên trong năm mới của Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS), nhiều chuyên gia tham dự buổi điều trần cho rằng, Trung Quốc là đối tượng chính của Mỹ trong cải cách chính sách đầu tư nước ngoài. Thông qua đầu tư, Trung Quốc đã thực hiện đánh cắp các công nghệ tiên tiến, đây là mối đe dọa mới của Mỹ.

Ngày 9/1, Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ đã tiến hành cuộc điều trần đầu tiên của năm mới với chủ đề “Những thách thức của thay đổi kinh tế toàn cầu” (Ảnh chụp từ Youtube)

Ngày 9/1 vừa qua, CFIUS đã tiến hành buổi điều trần đầu tiên của năm mới với chủ đề “Những thách thức của thay đổi kinh tế toàn cầu”. Ông Andy Barr thuộc Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ là người chủ trì buổi điều trần, ông cho biết hoan nghênh các nước đến Mỹ đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế, nhưng cũng phải đảm bảo rằng không xâm phạm an ninh quốc gia của Mỹ.

Năm vị chuyên gia tham dự lần lượt có ý kiến ở các góc độ khác nhau để đưa ra các sách lược, bao gồm những cách tiếp cận như: khống chế trọng điểm đối với con đường thu hoạch công nghệ, theo dõi nguồn kinh phí, xác định rõ nguồn gốc nước đầu tư, phối hợp cùng nước khác để tăng cường hoạt động giám sát đối với các công ty Trung Quốc.

Cựu Tổng thư ký Bộ Thương mại Mỹ Theodore Kassinger cho biết: “Trung Quốc là một đối thủ chiến lược và có sức mạnh kinh tế, CFIUS đã xác định Trung Quốc là mục đích trung tâm của cải cách.”

Ông giải thích rằng Chính phủ Trung Quốc thông qua đầu tư quy mô lớn, kiểm soát chặt chẽ đầu tư trong nước, và yêu cầu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải công bố quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực truyền thông xã hội, và định hướng chiến lược doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc phải có được những công nghệ mới nhất. Ông tin rằng “chủ nghĩa dân tộc trong khoa học và công nghệ của Trung Quốc đã mang lại những thách thức phức tạp về kinh tế và an ninh quốc gia cho Mỹ.”

Trung Quốc gây thiệt hại lớn đối với quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ

“Nếu công ty nước ngoài có hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, hoặc có vi phạm chính sách an ninh của Mỹ, trái với lợi ích của Mỹ, thì không nên cho phép đầu tư vào Mỹ – không nên cho phép mua quyền sở hữu trí tuệ của công ty Mỹ”, Dennis Blair, Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Mỹ về Quyền sở hữu trí tuệ cho biết. Ông Blair từng là chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Thượng tướng Hải quân, thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia và là Tổng thanh tra Cơ quan Tình báo Quốc gia.

“Mỗi năm Mỹ bị tổn hại 600 tỷ Đô la vì hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ, cao hơn tỷ lệ thâm hụt thương mại của Mỹ đối với châu Á. Trong đó tổn hại lớn nhất là do Trung Quốc gây ra.” Ông cho rằng việc sửa đổi luật đối với CFIUS hiện nay là rất cần thiết, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều hoan nghênh “Đạo luật Hiện đại hóa Đánh giá Rủi ro đầu tư” (FIRRMA) được đề xuất vào tháng 11 năm ngoái.

Sáu cách để Trung Quốc thu hoạch công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ

Các chuyên gia tham dự khẳng định rằng Trung Quốc có ít nhất 6 cách thức tiếp cận công nghệ, bao gồm: thu hút đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc; Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài (bao gồm sáp nhập và mua lại, tham gia cổ đông); nhập khẩu; thuê người nước ngoài làm việc cho các công ty và tổ chức nghiên cứu Trung Quốc; gửi sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài học tập (từ 1978 đến 2016 có tổng số là 4,6 triệu người); đánh cắp các công nghệ nước ngoài thông qua Internet. 

Scott Kennedy, giám đốc Dự án nghiên cứu Kinh tế – Chính trị – Thương mại Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Washington đã đưa ra kiến nghị về “vấn đề thiệt hại đối với an ninh quốc gia Mỹ và Trung Quốc không có đủ kỹ thuật và khó tự phát triển”. Ông cũng cho rằng, mặc dù công nghệ có thể lan truyền qua nhiều con đường, nhưng luôn có những con đường dễ đạt được hơn các con đường khác.

Trả lời câu hỏi của thành viên Quốc hội, ông Blair tiết lộ mối đe dọa hiện nay là “Trung Quốc đã sở hữu được một số công nghệ tiên tiến nhất”, và họ chủ yếu thông qua đầu tư vào Mỹ để đánh cắp công nghệ quân sự, hoặc có được những công nghệ quan trọng này thông qua các đồng minh của Mỹ.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng quan trọng hơn là Chính phủ Mỹ phải hiểu rõ vấn đề đầu tư của Trung Quốc, không thể ngộ nhận hoặc mê muội.

Sai lầm 1: Phân biệt không đúng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc

Derek Scissors, học giả tại Học viện Quản trị Kinh doanh Mỹ cho rằng, điểm quan trọng là cần xác định chính xác về các công ty Trung Quốc.

Theo ông, có sự hiểu sai về các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc, do đó nhận thức rõ được điều này là rất quan trọng. Ông nói: “Quyền khống chế của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước không có gì khác biệt. Ông còn cho rằng Trung Quốc không có pháp luật đúng nghĩa, không có tòa án hoặc các phương tiện truyền thông độc lập để có thể cho phép tư nhân dám chống lại lệnh của Đảng, Đảng có thể yêu cầu họ xem nhẹ luật của Mỹ hoặc đánh cắp công nghệ của Mỹ.”

“Cho dù doanh nghiệp tư nhân có thể nhận được các khoản trợ cấp (quốc gia) ít hơn, nhưng có vẻ như trong quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc thì họ cũng giống như doanh nghiệp nhà nước.” Ông tin rằng “về mặt an ninh quốc gia, người Mỹ không có lý do nào để phân biệt hai khu vực doanh nghiệp này của Trung Quốc.”

Mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh chiếm phần lớn đầu tư toàn cầu của Trung Quốc, nhưng thị phần đầu tư vào thị trường Mỹ lại thấp hơn 40% doanh nghiệp tư nhân.

Sai lầm 2: Trung Quốc đầu tư vào Mỹ thông qua công ty bình phong nước khác

Derek Scissors cho rằng, vào năm 2018, các lựa chọn chính sách phải phân biệt rõ những rủi ro mới và cũ. Ông chỉ ra, vào năm ngoái, vụ mua lại doanh nghiệp lớn nhất của Trung Quốc tại Mỹ mang vỏ bọc Ireland, nhưng thực tế là nằm dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp Trung Quốc.

Ông cho biết việc Trung Quốc dùng công ty con và công ty vỏ bọc để giao dịch tại Mỹ, có nghĩa là “Trung Quốc sử dụng công ty khác mà mình khống chế để chơi trò chơi”, nhưng cuối cùng vẫn do tiền của Trung Quốc ảnh hưởng, “không phụ thuộc vào tên hay vị trí trụ sở công ty này nằm ở đâu”.

Vì thế, ông cho rằng CFIUS và các nhà hoạch định chính sách “cần xác định được quyền kiểm soát doanh nghiệp, cách tốt nhất là theo dõi các quỹ đầu tư”, thông qua hoạt động trước đây để đo lường đầu tư của các doanh nghiệp này.

Đối với biện pháp mà Chính phủ Mỹ có thể thực hiện, các chuyên gia đề nghị cần liên kết với các quốc gia khác để tăng cường giám sát, đồng thời áp dụng một chính sách khống chế có trọng điểm.

Chiến lược thứ nhất: Mỹ có thể liên kết với các quốc gia khác để tăng cường giám sát đầu tư Trung Quốc

Nhiều chuyên gia gợi ý rằng Chính phủ Mỹ cần mở rộng hợp tác với các đồng minh để cùng kiểm soát đầu tư của Trung Quốc, vì Trung Quốc cũng có những khoản đầu tư đáng kể ở châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Hiện tại, EU cũng đang xem xét những hạn chế mới đối với đầu tư nước ngoài, và tình hình tương tự cũng đang được áp dụng ở Úc và Canada.

“Từ góc độ chính sách, thông qua sự phối hợp của các nước khác, cùng hợp tác song phương hoặc đa phương trong xây dựng bộ khung giám sát”, ông Rod Hunter, cựu Cố vấn Tổng thống Mỹ kiêm Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết.

Ông Rod Hunter từng làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ trong thời Tổng thống George W. Bush và là người phụ trách CFIUS. Tại buổi điều trần đầu tiên vào tháng 12, ông cũng nói rõ rằng hành động cải cách CFIUS của Mỹ là một phần trong cuộc chiến toàn cầu ứng phó với Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua Ủy ban Kinh tế Quốc hội Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần liên quan đến CFIUS.

Chiến lược thứ hai: Áp dụng chính sách kiểm soát có trọng điểm

Việc kiểm soát Trung Quốc thu hoạch các công nghệ mới đã được xác định là một trong những vấn đề chính sách cấp bách mà Mỹ đang phải đối mặt. Ông Rod Hunter đồng ý rằng chính phủ Mỹ cần phải có hành động đối với các mối đe dọa an ninh quốc gia cụ thể.

Ông cho biết, một ví dụ là quy tắc “bẫy Trung Quốc” (China catch-all), yêu cầu một “giấy phép” đối với những sản phẩm nhất định xuất khẩu sang Trung Quốc, trong quá khứ chỉ trừ hàng hóa sử dụng cho mục đích quân sự, còn các trường hợp khác không đòi hỏi phải có “giấy phép”. Ông cho rằng cần các chính sách linh hoạt và được thiết kế tốt nhằm kiểm soát xuất khẩu để ứng phó với vấn nạn công nghệ bị đánh cắp.

Ông Scott Kennedy cũng gợi ý rằng, Chính phủ Mỹ cần áp dụng chính sách giới hạn theo trọng điểm để ngăn chặn Trung Quốc làm thiệt hại nền kinh tế Mỹ.

Còn ông Blair thì cho rằng không thể cho phép một số công ty quốc tế của Trung Quốc làm thiệt hại lợi ích của Mỹ được mua lại các công ty của Mỹ.

Ông ví dụ, tháng 8/2010 một chi nhánh của Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) đã mua một công ty Mỹ là Friede Goldman United, công ty Mỹ này đang dẫn đầu thế giới trong thiết kế giàn khoan ngoài biển. Trong khi đó, Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc cho xây dựng ở Biển Đông (Việt Nam) 7 chi nhánh, tạo đảo, bến tàu, làm sân bay, truyền thông Mỹ đưa tin rằng đây là những dự án quân sự của Trung Quốc.

Ông Blair nói rằng, Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc phải chọn 1 trong 2 lựa chọn: hoặc là đầu tư vào Mỹ; còn nếu tiếp tục hợp tác với Chính phủ Trung Quốc chống lại lợi ích của Mỹ thì phải rút khỏi Mỹ.

Mộc Mai

Xem thêm:

Mộc Mai

Published by
Mộc Mai

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

21 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

48 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

2 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago