Cơ quan xuất khẩu quân sự của Liên bang Nga tiết lộ, thành quả xuất khẩu vũ khí năm 2021 bội thu. Dự kiến lượng xuất khẩu vào năm 2022 cũng sẽ tăng đáng kể. Trung Quốc là nước đứng đầu trong bảng xếp hạng các khách hàng quốc tế mua vũ khí do Nga sản xuất.
Ngày 2/11, theo một báo cáo của Sputnik (Hãng thông tấn Vệ tinh Nga), ông Dmitri Sugaev, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga, tuyên bố rằng tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga trong năm 2021, sẽ đạt khoảng 15 tỷ đô la Mỹ. Đến nay, đơn đặt hàng sản phẩm quốc phòng của Nga đã vượt quá 52 tỷ đô la Mỹ.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng trong vòng 3 đến 5 năm tới, các đơn đặt hàng quân sự của chúng tôi sẽ không giảm. Ông cũng tiết lộ, máy bay chiến đấu của không quân nước này chiếm tới 50% trong số các đơn đặt hàng trị giá hơn 52 tỷ USD.”
Ông Sugaev còn tiết lộ, bảng xếp hạng các khách hàng nước ngoài mua vũ khí Nga nhiều nhất là: Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ Latinh. Họ được xếp vào danh sách top 5 khách hàng dẫn đầu trong danh sách các nước mua sản phẩm quốc phòng của Nga.
Nhiều năm qua, giới truyền thông Nga vẫn luôn chỉ trích và chế giễu Bắc Kinh. Họ cáo buộc nước này sao chép và bắt chước các loại vũ khí của Liên Xô cũ và Nga, nhờ vậy mới có thể phát triển công nghệ quân sự của Trung Quốc. Thậm chí Bắc Kinh vẫn tiếp tục mua các loại vũ khí và thiết bị tiên tiến của Nga. Trung Quốc vẫn luôn hy vọng thoát khỏi “sự nổi tiếng” này.
Một mặt Bắc Kinh lại luôn cao giọng tuyên truyền ra bên ngoài, rằng họ liên tục có những đột phá về vũ khí và trang bị mới. Nhưng họ vẫn không thể thoát khỏi danh xưng “tống tài đồng tử” (cậu bé tặng tiền tài) trong ngành quân sự Nga. Lần này, trong bảng xếp hạng khách hàng nước ngoài mua vũ khí của Nga do nước này công bố, Trung Quốc lại một lần nữa đứng đầu. Điều này dường như đã khẳng định chắc nịch tuyên bố “Bắc Kinh không thể tách rời với công nghệ vũ khí của Nga.”
Mặc dù Trung Quốc chi nhiều tiền nhất cho việc mua vũ khí của Nga, nhưng Moscow vẫn luôn “chừa lại một tay” và “chặn họng” trong việc xuất khẩu vũ khí và trang bị tối tân nhất cho Trung Quốc. Ví dụ, hệ thống tên lửa phòng không “S-500”, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều lĩnh vực khác đều từ chối xuất khẩu cho Trung Quốc. Tuy nhiên, để thu hút sự chú ý của khách hàng, thi thoảng Nga vẫn tung ra một vài tia “hy vọng”.
Theo báo cáo của Sputnik ngày 2/11, vào ngày 1/11 Tổng thống Nga Putin đã thông báo rằng hệ thống tên lửa phòng không S-500 sản xuất hàng loạt, sẽ được triển khai rất nhanh trong quân đội.
Sau đó ông Sugaev ngay lập tức tuyên bố: “Sau khi cung cấp cho quân đội Nga đủ số lượng cần thiết, Nga sẽ có thể cung cấp cho Trung Quốc và Ấn Độ hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500 trong tương lai.”
Tuy nhiên cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có phản ứng cụ thể nào trước tin tốt về khả năng bán S-500 này. Do Moscow trước đây đã trì hoãn việc xuất khẩu hệ thống phòng không “S-400” cho Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, nên cách làm này của Nga vẫn còn nguyên trong ký ức của Bắc Kinh.
Vương Quân / Vision Times
Xem thêm:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…