Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, các phái bộ phương Tây sẽ phải “trả giá” cho việc đưa ra cảnh báo an ninh và tạm thời đóng cửa các lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước.
Phía cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, không có mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với người nước ngoài sau khi sau khi lực lượng an ninh bắt giữ 15 nghi phạm Nhà nước Hồi giáo hôm 5/2.
Ankara đã triệu tập đại sứ của 9 quốc gia hôm 2/2 để chỉ trích quyết định tạm thời đóng cửa các cơ quan ngoại giao và đưa ra cảnh báo an ninh của họ. Đến ngày 3/2, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích các quốc gia phương Tây, trong đó có cả Hoa Kỳ và Đức, đã không chia sẻ thông tin để chứng minh cho lo ngại của họ về mối đe dọa an ninh.
“Hôm trước, Bộ Ngoại giao của chúng tôi đã triệu tập tất cả họ và đưa ra tối hậu thư cần thiết, nói với họ rằng ‘Các vị sẽ phải trả giá đắt nếu cứ tiếp tục như vậy’,” ông Erdogan cho biết trong cuộc gặp gỡ với giới trẻ được phát sóng trên truyền hình hôm 5/2.
Bên cạnh việc đóng cửa lãnh sự quán, một số quốc gia phương Tây còn cảnh báo công dân về nguy cơ cao bị tấn công nhằm vào các cơ quan đại diện ngoại giao và những địa điểm thờ phụng không theo đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau một loạt các cuộc biểu tình cực hữu ở châu Âu trong những tuần gần đây bao gồm một số vụ đốt các kinh sách Hồi giáo và kinh Koran.
Thổ Nhĩ Kỳ đã dừng các cuộc đàm phán về việc cho phép Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO vào tháng trước, trong bối cảnh các vụ biểu tình diễn ra ở Stockholm mà trong đó một chính trị gia cực hữu đã đốt cuốn Kinh Quran.
Ông Erdogan nhấn mạnh, các quốc gia phương Tây đang “kéo dài thời gian” và “các quyết định cần thiết” sẽ được đưa ra trong cuộc họp nội các ngày 6/2 mà không cần giải thích chi tiết.
Trước đó, ngày 5/2, lực lượng cảnh sát thông báo họ không tìm thấy bằng chứng về bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào đối với người nước ngoài trong vụ giam giữ 15 nghi phạm Nhà nước Hồi giáo bị, vốn bị cáo buộc nhắm mục tiêu vào các lãnh sự quán và nhà thờ không theo đạo Hồi, truyền thông nhà nước đưa tin.
Ngày 4/2, Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu một lần nữa bày tỏ sự thất vọng của Thổ Nhĩ Kỳ trước việc Thụy Điển không có hành động thiết thực đối với các thực thể mà Ankara cáo buộc là có hoạt động khủng bố.
Năm ngoái, Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, từ bỏ quan điểm không liên kết quân sự lâu đời của họ. Hai nước cần có sự chấp thuận của toàn bộ 30 nước thành viên NATO mới có thể gia nhập liên minh. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển.
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…