Các nhóm ủng hộ Hồng Kông đã tập trung tại Quảng trường Tự do của Đài Bắc, Đài Loan vào chiều ngày 9/6 để tổ chức cuộc “Tuần hành Tháng Sáu Tự do ở Hồng Kông” và hô vang “Bảo vệ dân chủ, Đài Loan và Hồng Kông đồng hành.” Tổng cộng có khoảng 600 người đã tham dự sự kiện này.
Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm “Cách mạng Dù” ở Hồng Kông và kỷ niệm 5 năm phong trào chống dẫn độ của người dân Hồng Kông ở Đài Loan.
Ban tổ chức nói rằng bằng cách tổ chức sự kiện này, họ hy vọng sẽ mở rộng ý nghĩa của cuộc đấu tranh, đồng thời tuyên bố rằng người dân Hồng Kông và xã hội dân sự Đài Loan sẽ cùng nhau chống lại sự xâm lược bá quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vào 1h30 chiều ngày 9/6, những người tuần hành đầu tiên tập trung tại Quảng trường Tự do của Đài Bắc, sau đó tuần hành suốt đại lộ Ketagalan trước Văn phòng Tổng thống Đài Loan, đến điểm cuối là Đền Nishi Honganji. Hơn 600 người đã tham gia.
Lần đầu tiên cuộc tuần hành sử dụng khái niệm “Tháng Sáu Tự do” tượng trưng cho tinh thần phản kháng và khát vọng tự do, dân chủ của người dân Đài Loan và Hồng Kông trên toàn thế giới. Đồng thời, người biểu tình cũng bày tỏ sự phản đối chung đối với bá quyền xâm lược của ĐCSTQ với Hồng Kông và Đài Loan.
Trong tiết mục áp chót, mọi người cùng dàn nhạc hát bài “Glory to Hong Kong” (Vinh quang quy Hương Cảng) do dân mạng Hồng Kông sáng tác trong phong trào chống dẫn độ, được mệnh danh là “quốc ca của Hồng Kông” và bài “Do You Hear the People Sing?” được chuyển thể từ một vở nhạc kịch của Pháp trong cuộc “Cách mạng Dù” 10 năm trước.
Một người Hồng Kông tham gia nói rằng việc hát những bài hát rất nhạy cảm, thậm chí bị cấm ở Hồng Kông trong sự kiện này là để nói với Chính phủ Hồng Kông rằng “ở bên ngoài, họ không có cách nào ngăn cản chúng tôi hát những bài hát của mình”.
Giữa sự phấn khích, khẩu hiệu “Giải phóng Hồng Kông, Cách mạng Thời đại” trong phong trào chống dẫn độ lại được vang lên tại hiện trường.
Nhìn lại ngày 9/6/2019, hàng triệu người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình vì không hài lòng với việc chính quyền Hồng Kông chuẩn bị sửa đổi pháp lệnh về luật dẫn độ tội phạm về Trung Quốc Đại Lục đã ra mắt được hơn nửa năm.
Tuy nhiên trong những năm tiếp theo, Hồng Kông đã bị xiềng xích sâu sắc bởi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Các tội danh mới là phản quốc và các tội danh khác đã được bổ sung vào luật an ninh quốc gia tại Điều 23 của Luật Cơ bản.
Cuộc tuần hành vào chiều ngày 9/6 được đồng tổ chức bởi hơn 10 tổ chức phong trào xã hội ở Hồng Kông và Đài Loan, bao gồm Thanh niên Thị trấn Biên giới Hồng Kông, Hiệp hội Thúc đẩy Nhân quyền Đài Loan và Hiệp hội Hồng Kông Đài Loan.
Yêu cầu chính của cuộc tuần hành là tiếp tục chú ý đến tình hình ở Hồng Kông, đặc biệt là 47 người thuộc phong trào ủng hộ dân chủ như vụ án của ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), cô Trâu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung) vẫn đang bị giam giữ và phải đối mặt với việc xét xử và giam giữ vô thời hạn.
Mặt khác, cuộc tuần hành tiếp tục xem xét mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra cho Đài Loan. Họ không chỉ mong xã hội Đài Loan chú ý hơn đến áp lực và sự đe dọa dân sự và quân sự của ĐCSTQ, mà còn kêu gọi cộng đồng quốc tế cảnh giác, và kiên quyết ủng hộ sự phát triển dân chủ của Đài Loan.
Ngoài ra, cuộc tuần hành này còn hy vọng sẽ tiếp tục bảo vệ tính mạng của cư dân Hồng Kông phân tán ở Đài Loan và cải thiện cơ chế tị nạn. Ban tổ chức thẳng thắn tuyên bố rằng việc đàn áp xuyên biên giới mà người dân Hồng Kông ở khắp mọi nơi phải đối mặt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Dù họ có phải là người biểu tình hay không, họ đều bị ĐCSTQ quấy rối và gây áp lực, đặc biệt là người dân và sinh viên Hồng Kông đã định cư. Đài Loan cần có sự hỗ trợ và bảo vệ phù hợp để họ có thể ổn định cuộc sống.
Trong một cuộc phỏng vấn tại hiện trường, với tư cách là người tổ chức sự kiện, Tổng thư ký Phùng Chiếu Thiên của tổ chức Thanh niên Thị trấn Biên giới Hồng Kông thừa nhận, thực sự có nhiều người Hồng Kông vẫn lo lắng về việc bị chính quyền Hồng Kông đe dọa và quấy rối ngay cả khi họ đã đến Đài Loan.
Vì vậy, họ cũng thận trọng hơn khi tham gia các hoạt động tương tự, dù có tham dự vẫn lo lắng về ngoại hình và tên tuổi của mình sẽ bị lộ.
Tuy nhiên, anh tin rằng người dân Hồng Kông ở Đài Loan vẫn cần tiếp tục lên tiếng. Bởi Đài Loan là nơi duy nhất còn lại trong cộng đồng người Hoa có thể tổ chức các hoạt động như vậy.
Tại sự kiện, nghệ sĩ Hồng Kông Hoàng Quốc Tài (Kacey Wong), sống ở Đài Trung, đã hóa trang thành “Tượng Nữ thần Tự do” của Mỹ. Đây là bộ trang phục anh mặc khi tham gia cuộc tuần hành cuối cùng ở Hồng Kông năm 2019. Nay anh mặc lại ở Đài Loan, nhằm tượng trưng cho sự kiên trì liên tục đấu tranh cho dân chủ và tự do.
Tối ngày 9/10, Hội đồng các vấn đề Đại Lục của Đài Loan đã đáp lại yêu cầu của cuộc tuần hành bằng một thông cáo báo chí. Họ hứa rằng sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ sự an toàn cá nhân và quyền lợi của người dân Hồng Kông ở Đài Loan, và sẽ không cho phép bất kỳ hoạt động giám sát hoặc tình báo nào đe dọa sự an toàn của người dân Hồng Kông.
Theo thống kê của Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Nội vụ Đài Loan, từ năm 2018 đến cuối tháng 10 năm nay, số lượng cư dân Hồng Kông đến Đài Loan để xin giấy phép cư trú đã lên tới 46.000 người.
Hội đồng các vấn đề Đại Lục cho biết, tỷ lệ chấp thuận cho cư dân Hồng Kông xin giấy phép cư trú tại Đài Loan là trên 97%. Sau khi đáp ứng một số điều kiện nhất định, tỷ lệ chấp thuận giấy phép định cư là gần 75%.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…