Trong một bài đăng có tiêu đề “Liệu Trung Quốc và Thái Lan có thân như người một nhà?” trên Fanpage “Thaichintransla”, chất vấn Trung Quốc ám chỉ khẩu trang của Thái Lan không được tốt, tại sao người Thái không thể nói vắc-xin Trung Quốc có vấn đề?
Do hiệu quả và việc mua vắc-xin Sinovac gần đây đã trở thành tâm điểm nghi ngờ tại Thái Lan, khiến sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan lên tiếng rằng vắc-xin Sinovac là thiện ý của Trung Quốc đối với Thái Lan. Sau khi Đại sứ Trung Quốc công bố bài viết, những người thuộc phe Bảo hoàng thân Trung Quốc ở Thái Lan bày tỏ “cáo lỗi”. Bài viết cho biết giới trẻ người Thái gốc Hoa đã lên Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan để nhắn rằng họ xấu hổ vì những người đã chỉ trích vắc-xin Sinovac.
Tuy nhiên, dù phe Bảo hoàng có thân Trung Quốc như thế nào, cũng không thể che đậy làn sóng của đại dịch COVID-19. Theo thống kê mới nhất của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), trong 28 ngày qua, Thái Lan đã có thêm hơn 524.000 trường hợp mắc mới được xác nhận và hơn 6.600 người đã tử vong. Trước đó, nhà chức trách Thái Lan cũng đã nhận ra thực tế và yêu cầu tăng cường tiêm các loại vắc-xin khác ngoài Sinovac của Trung Quốc.
Trong lúc Đại sứ quán Trung Quốc hô vang “Thái – Trung một nhà”, thì trong tập 18 của chương trình truyền hình “Nắm tay nhau” (Zai Yi Qi) mà Trung Quốc tuyên truyền chống dịch COVID-19, đã tiết lộ tình tiết về những chiếc khẩu trang kém chất lượng được đóng gói trong một hộp các-tông có chữ Thái Lan. Điều này đã khiến nhiều người Thái không hài lòng.
Fanpage “Thaichintransla” chỉ ra rằng, người Thái vốn dĩ thờ ơ với chính trị và quan hệ quốc tế cũng đã bắt đầu ý thức mọi thứ đều không thể tách rời chính trị. Dù Thái Lan không có một nền chính trị dân chủ thực sự, và ảnh hưởng của những người thân Trung Quốc ở Thái Lan lớn hơn nhiều so với cái gọi là “Liên minh trà sữa” (thân Đài Loan), nhưng việc Chính phủ Thái Lan có xu hướng thân Trung Quốc trong đợt dịch COVID-19 đã gây ra sự phản cảm đối với công chúng Thái. Chuyện một số người Thái xin lỗi Đại sứ quán Trung Quốc trên Twitter bị nhiều cư dân mạng Thái Lan chế nhạo rằng đó là người phe Bảo hoàng “liếm chân anh cả Trung Quốc”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Nicholas Crisp chỉ ra rằng, do không có đủ thông tin cho thấy vắc-xin Sinovac có hiệu quả với biến thể Delta, và cũng không có dữ liệu liên quan về việc tiêm chủng cho người nhiễm HIV nên chưa muốn nhận vắc-xin Sinovac qua chương trình COVAX, vì còn quá sớm trong quá trình đánh giá và lập kế hoạch của nước này.
Ngày 17/6, giới chức y tế Indonesia cho biết hơn 350 nhân viên y tế vẫn bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc và hàng chục người trong số họ phải nhập viện. Điều này khiến mọi người lo lắng hơn về việc liệu vắc-xin Trung Quốc có thể chống lại loại vi-rút biến thể Delta dễ lây truyền hơn hay không.
Ngày 16/6, giới chức Costa Rica tuyên bố sau khi đánh giá báo cáo nghiên cứu lâm sàng về vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, họ thấy “không đủ” để ngăn ngừa nhiễm COVID-19, và do đó quyết định trước mắt không sử dụng.
Vương Quân, Vision Times
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…