“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ ở Jakarta bị “sập bẫy”?

Trong thực trạng bị nhiều nước tẩy chay, mới đây tham vọng Vành đai và Con đường (BRI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với tính chất thực dân kiểu mới lại bị giáng thêm một đòn mạnh tại Indonesia. Nguyên nhân xuất phát từ quyết định chuyển thủ đô của nước này.

Đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là một dự án của Indonesia trong khuôn khổ sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ, kết nối thủ đô Jakarta và thủ phủ Bandung của tỉnh Tây Java (Nguồn: Trang web Tập đoàn Đường sắt Cao tốc Trung Quốc-Indonesia).

Theo Nikkei (Nhật Bản) đưa tin, một dự án đường sắt cao tốc tại Indonesia liên quan đến ĐCSTQ đang gặp rủi ro lớn. Với việc xây dựng chậm tiến độ và vượt ngân sách hàng tỷ đô la, nhà thầu Trung Quốc đã cảnh báo rằng tuyến đường sắt cao tốc dài 142 km nhằm kết nối hai khu vực tại Indonesia là Jakarta và Bandung có thể mất gấp đôi thời gian để hòa vốn.

Điều đó có nghĩa là dự án đường sắt này sẽ mất hơn 40 năm để hòa vốn, cho nên vấn đề di dời thủ đô của Chính phủ Indonesia là “đòn đánh kiểu phẫu thuật ngoại khoa” (Surgical strike) đối với Vành đai và Con đường. “Surgical strike” là thuật ngữ quân sự chỉ việc dùng hỏa lực hoặc lực lượng đặc biệt tấn công chính xác nhằm vào một mục tiêu quan trọng cụ thể.

Thông tin chỉ ra, dự án đường sắt này đã hoàn thành gần 80% và dự kiến năm 2024 ​​sẽ được đưa vào vận hành, nhưng có khả năng trong 2 năm tới Indonesia sẽ hủy bỏ dự án. Nguyên nhân vì Jakarta được dự đoán là sẽ chìm trong nước vào năm 2050. Nếu thời gian hòa vốn của dự án là 40 năm, điều này đồng nghĩa khi Jakarta trở thành “thành phố dưới nước” thì dự án đường sắt này mới bước vào giai đoạn có lãi. Vốn đã liên tục thua lỗ từ năm 2016, giờ đây lại chịu thêm biến cố đặc biệt xấu từ việc Indonesia dời thủ đô, nên chính ĐCSTQ cũng có thể từ bỏ dự án đường sắt cao tốc ở Jakarta.

Vào năm 2015 khi dự án được trao cho một tập đoàn Trung Quốc, việc xây dựng được hoàn thành vào năm 2018 mà không có bất kỳ sự tài trợ hoặc bảo lãnh tài chính nào từ Indonesia, cho đến gần đây mới bắt đầu cung cấp một phần vốn công. Do đó tổn thất tài chính từ việc hủy bỏ dự án trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường” này sẽ khiến Trung Quốc bị tổn thất cao hơn rất nhiều so với Indonesia.

Tất nhiên, việc dời thủ đô của Indonesia không phải quyết định nhất thời mà đã qua nhiều năm cân nhắc. Nhưng vấn đề là Indonesia chưa bao giờ thông báo cho ĐCSTQ về kế hoạch dời thủ đô trong bối cảnh ĐCSTQ liên tục đổ tiền vào dự án đường sắt vốn không khả thi đã khiến họ tiêu tốn hơn 7 tỷ USD này. Có thể nói Indonesia đã đào ngôi mộ cho “Vành đai và Con đường” khổng lồ của ĐCSTQ ở Jakarta.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm:

Thành Dung

Published by
Thành Dung

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago