Giáo hoàng Francis lên tiếng phản đối luật cấm UOC chỉ 1 ngày sau khi chế độ Kiev công bố luật này. Trước đó, Thượng phụ Moskva Kirill của Nga cũng phản đối luật 3894 (trước đó nó là dự luật 8371).
Hôm Chủ Nhật 25/1, chỉ 1 ngày sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, một người Do Thái, ký và công bố luật cấm Giáo hội Chính thống Giáo UOC, giáo hội Kitô giáo, và cũng là giáo hội chủ đạo và lớn nhất của nước này, Giáo hoàng Vatican đã lên tiếng phản đối. Giáo hoàng nói “hãy để ai muốn cầu nguyện được phép cầu nguyện ở nơi mà họ coi là giáo hội của mình” và “đừng để bất kỳ giáo hội Kitô nào bị phá hủy, dù là trực tiếp hay gián tiếp.”
Đây là nguyên văn trích đoạn tuyên bố của Giáo hoàng Công giáo, nguồn Vatican News:
“Tôi vẫn tiếp tục theo dõi và cảm thấy đáng tiếc vì chiến tranh giữa Ukraine và Liên bang Nga. Và khi nghĩ tới những luật do Ukraine ban bố thời gian gần đây, tôi thấy lo sợ cho tự do của những người cầu nguyện, bởi vì bất kỳ ai thật lòng cầu nguyện thì đều cầu nguyện cho tất cả.”
“Người ta không thể bị định tội vì cầu nguyện.”
“Nếu kẻ nào phạm tội ác đối với người khác, thì kẻ đó được định tội vì điều đó, nhưng mà, người ta không thể phạm tội lỗi chỉ vì người ta cầu nguyện.”
“Cho nên, hãy để ai muốn cầu nguyện được phép cầu nguyện ở nơi mà họ coi là giáo hội của mình. Làm ơn, đừng để bất kỳ giáo hội Kitô nào bị phá hủy, dù là trực tiếp hay gián tiếp.”
“Giáo hội là không thể động đến!”
Trước đó, Giáo hội Chính thống Giáo Nga ROC cũng đã lên tiếng phản đối dự luật 8371 này, ngay sau khi nó được Quốc hội Ukraine thông qua (20/8), theo RT.
ROC so sánh luật của chế độ Zelensky với “những tiền lệ đáng buồn [đàn áp Kitô giáo] trong lịch sử, ví dụ như đàn áp ở Đế chế La Mã thời Nero và Diocletian, cái gọi là phi-Kitô-giáo-hóa ở Pháp thời Cách mạng Pháp vào thế kỷ 18, đàn áp của chế độ vô thần thời Liên Xô, và hủy diệt Giáo hội Chính thống Albania vào những năm thập kỷ 1960.”
Thượng phụ Moskva Kirill, người đứng đầu ROC, nói rằng dự luật 8371 là “vi phạm một cách trắng trợn những nhân quyền mà được quốc tế thừa nhận trong phạm trù tự do tín ngưỡng.”
Hôm Thứ Bảy 24/8, sau một thời gian thúc đẩy và xúc tiến mạnh mẽ, Tổng thống Zelensky đã ký luật 3894. Luật này, tuy viết là cấm các hoạt động tinh thần liên quan đến Nga, và được ông miêu tả là để người Ukraine thoát khỏi “ma quỷ Moskva”, nhưng trên thực tế, nó là để xóa sổ Giáo hội Chính thống Giáo Ukraine UOC, giáo hội chủ đạo và có cội nguồn cả nghìn năm của đất nước này.
“Mục đích của luật này là để thanh lý [UOC] cùng tất cả các cộng đồng của nó, đồng thời cưỡng bức họ chuyển giáo sang tổ chức tôn giáo khác,” ROC chỉ rõ. “Hàng trăm tu viện, hàng ngàn cộng đồng, hàng triệu tín đồ Chính thống của Ukraine sẽ bị đặt trong tình trạng ngoài vòng pháp luật, sẽ mất đi các tài sản và nơi cầu nguyện.”
Bình luận về luật nhằm xoá sổ UOC này, Metropolitan Klyment, người phát ngôn của UOC, nói rằng “UOC sẽ tiếp tục sống như một giáo hội đích thực, được thừa nhận bởi đông đảo đa số những tín đồ người Ukraine, bởi các giáo hội cả trong và ngoài nước.”
Theo ông Klyment, luật 3894 là để xóa sổ UOC, chiếm đoạt tài sản của UOC để chuyển cho OCU.
Công giáo (Catholics) và Chính thống Giáo (Orthodox) là các nhánh của Kitô giáo. Trung tâm của Công giáo vẫn luôn là ở Vatican, Roma. Hôm nay, Giáo hoàng Francis là người đứng đầu tổ chức tôn giáo lớn nhất thế giới này. Ban đầu, trung tâm của Chính thống Giáo là ở thành phố lịch sử Constantinople (Istanbul ngày nay), nhưng hiện nay, do phát triển của lịch sử, cộng đồng Chính thống Giáo lớn nhất là tại Nga. Thượng phụ Moskva Kirill là người đứng đầu Giáo hội Chính thống Giáo Nga ROC.
Về chiến tranh Ukraine đang diễn ra, Giáo hoàng Francis, trong những tuyên bố của mình, đều khuyên các bên hãy tìm tới giải pháp hòa bình. Trong khi đó, Thượng phụ Kirill đã tỏ ý ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin từ 2022.
Tổng thống Putin, lớn lên trong gia đình thời chế độ cộng sản vô thần Sô-Viết, chế độ đàn áp không chỉ Kitô giáo mà còn đàn áp các tín ngưỡng nói chung, nhưng mẹ là tín đồ Kitô thành kính. Ông tự nhận bản thân là tín đồ Chính thống Giáo, nhận lễ rửa tội từ nhỏ. Từ khi ông Putin làm tổng thống, Chính thống Giáo được phục hưng mạnh mẽ ở Nga. Thượng phụ Kirill vẫn được giới quan sát coi là một trong những đồng minh lâu năm của Tổng thống Putin.
Tổng thống Zelensky là người Do Thái. Ông lên nhậm chức tổng thống Ukraine trong bối cảnh chính quyền Kiev đang nằm trong ảnh hưởng cực mạnh của phương Tây, kể từ sau cuộc đảo chính “Maidan” Kiev năm 2014, lật đổ tổng thống được coi là thân Nga lúc bấy giờ, để lập nên tổng thống Petro Poroshenko, tiền nhiệm của ông Zelensky.
Ông Poroshenko, khi còn tại nhiệm, đã có các hoạt động có chủ đích ly giáo ở Ukraine, điển hình là thành lập cái gọi là Giáo hội OCU vào tháng 12/2018. Thời ông Zelensky, chính quyền Kiev kế tục và tăng cường các hoạt động đàn áp UOC đồng thời nâng đỡ OCU.
Đàn áp UOC tại Ukraine đã diễn ra nhiều năm, nhưng phương Tây cực kỳ ít đưa tin về vấn đề này.
Ông Zelensky đã từng gặp Giáo hoàng Francis trong một số dịp, và lần gần đây nhất là vào tháng 6, bên lề hội nghị G7 tại Ý.
Tỉnh Khánh Hòa đang nghiên cứu phương án xây dựng đường hầm hơn 4km xuyên…
Theo thông tư mới ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, 12 đối tượng…
Sau hơn hai ngày gặp nạn, thi thể hai nạn nhân trên chiếc xe chở…
Tiếng đàn du dương của anh nhanh chóng thu hút sự chú ý của một…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử cựu cầu thủ bóng bầu dục…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố vào thứ Sáu (22/11) rằng ông…