Với ảnh hưởng ngày càng gia tăng trên trường quốc tế cùng vị thế nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, tại sao Trung Quốc vẫn tồn tại làn sóng người tị nạn bỏ trốn ra nước ngoài cao nhất thế giới?
Ngày 28/6, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ ra báo cáo thường niên gửi Quốc hội về vấn đề di dân và tị nạn (USCIS), trong đó Trung Quốc là một trong những quốc gia có số lượng người xin tị nạn nhiều nhất thế giới và tỷ lệ người xin tị nạn được phê chuẩn cũng thuộc hàng cao nhất thế giới. Tại sao nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới lại có số lượng người tị nạn cao như vậy, và nguyên nhân nào khiến Mỹ chấp thuận nhiều người xin tị nạn từ Trung Quốc hơn ở các nước khác?
Báo cáo từ Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cho hay, trong năm tài chính 2018, tỷ lệ phê chuẩn đơn xin tị nạn tới Mỹ trung bình đối với tất cả các trường hợp là 26%, riêng đối với Trung Quốc là 42%, đạt mức cao nhất với nguyên nhân là chạy trốn đàn áp tôn giáo.
Nước duy nhất có tỷ lệ chấp thuận đơn xin tị nạn cao hơn Trung Quốc là Venezuela, nhưng với nguyên nhân là bất ổn chính trị do nước này đang trải qua cuộc khủng hoảng toàn diện trầm trọng. Tỷ lệ chấp thuận đối với những người đến từ El Salvador là 35%, từ Guatemala là 33% và từ Mexico chỉ là 9%.
Theo Thống kê của Văn phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, từ năm 1997, Trung Quốc liên tục nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ xin tị nạn chính trị được chính phủ Hoa Kỳ thông qua lớn nhất thế giới, và tăng đều qua các năm. Tỷ lệ này từ năm 2003 đến 2015 lần lượt là: 27%, 26%, 25%, 30%, 35%, 32%, 34%, 38%, 41%, 45%, 46% và 45%. Thời gian này trùng hợp với cuộc đàn áp Pháp Luân Công – một môn tu dưỡng thân thể và tinh thần được công bố ở Trung Quốc vào năm 1992. Năm 1999, chính quyền Trung Quốc phát động cuộc đàn áp nhắm vào môn tập này, khi mà số lượng người theo tập đã lên tới hơn 100 triệu người theo thống kê trước đó của Bắc Kinh, tạo ra một làn sóng người tị nạn tín ngưỡng quốc nội và chạy ra hải ngoại vô cùng lớn.
Theo thống kê, Mỹ đã nhận 2.183 người tị nạn từ Trung Quốc ngay trong năm 1999, tăng tới 1.566 người (tăng 140%) so với năm tài chính 1998. Con số này của năm 2014 đã tăng lên 3.976 người.
Luật sư Trương (Zhang) từ văn phòng di dân New York giải thích:” Bởi vì ĐCSTQ độc tài lưu manh, dùng thủ đoạn tàn khốc bức hại người tu tập Pháp Luân Công, đối với đoàn thể tôn giáo khác cũng hãm hại vô cùng độc ác, lại thêm chính sách kế hoạch hóa gia đình vô nhân tính, vô số thường dân phải chịu đựng khổ sở. Còn có các loại khủng bố và áp lực khác nữa, như thất nghiệp cao, cưỡng chế đất đai, quản lý đô thị chèn ép, y tế hủ bại, quan chức chèn ép dân thường, v.v”.
Theo đài Á Châu Tự Do ngày 27/6 Nghị viện Châu Âu ban hành báo cáo “Tự do Tôn giáo: Trường hợp về Trung Quốc”, trong đó nêu bật tình trạng đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc hiện đang ở tình huống tồi tệ nhất kể từ cuộc Cách mạng văn hóa. Ít nhất 1,5 triệu người có tín ngưỡng đang bị chính quyền giam giữ trong các trại cưỡng bức lao động hoặc các trại cải tạo – một nơi mà Bắc Kinh dùng để “chuyển hóa” niềm tin của người dân.
Đại diện của Cộng hòa Séc tại Liên minh châu Âu, Tomas Zdechovsky, chỉ trích tiếng nói của EU trong việc phản đối cuộc bức hại nhân quyền ở Trung Quốc quá yếu. Bản báo cáo trích dẫn nhiều tài liệu và trường hợp thu thập được cho thấy rằng chính quyền Trung Quốc tiến hành bức hại một cách có hệ thống tôn giáo và tra tấn các tín đồ tôn giáo, thậm chí gây ra hàng loạt các vụ giết người bất hợp pháp.
Trọng Đức
Xem thêm:
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…