Từ tháng 5 tới nay, chính quyền Trung Quốc cưỡng chế các nơi tổ chức các hoạt động tôn giáo bắt buộc phải treo cờ đỏ 5 sao ở những vị trí nổi bật và phải học “tứ tiến”. Hành động này của chính quyền bị cho là vươn dài chính sách “Trung cộng hóa tôn giáo”, là bước quan trọng để khiến cho tôn giáo có “đảng tính”.
Sau khi Cục sự vụ tôn giáo Trung Quốc được sáp nhập vào Ban Mặt trận thống nhất hồi tháng 3, sau đó các nơi hoạt động tôn giáo bắt đầu các hoạt động “tứ tiến” (đưa 4 thứ vào gồm có quốc kỳ, hiến pháp, trọng tâm của giá trị quan xã hội chủ nghĩa, văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Hoa).
Theo truyền thông Đại lục đưa tin, Bắc Kinh, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ, Tân Cương đồng thời tiến hành hoạt động “tứ tiến giáo đường”. Tháng Sáu vừa qua, có 5 tôn giáo lớn ở Ninh Hạ bị cưỡng chế chấp hành.
Trong bài viết “Giáo đường có nên treo quốc kỳ hay không” của nhà bình luận Quách Ngọc Sinh có chỉ ra, hành động này là do chính quyền Trung Quốc cưỡng chế chứ không phải là do tín đồ tự nguyện, hiển nhiên đã đi ngược lại với giá trị phổ quát phân rõ chính trị và tôn giáo “chính phủ không được can thiệp vào sự vụ tôn giáo”. Điều quan trọng hơn là, đây là sự vươn dài của chính sách “Trung Quốc hóa tôn giáo”, là bước quan trọng để khiến cho tôn giáo có “đảng tính”.
Từ năm 2014 đến nay, chính quyền Trung Quốc đã cưỡng chế dỡ bỏ hơn 2000 Thập tự giá, cưỡng chế thay vào đó cờ đỏ 5 sao.
Bài viết nói, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là một chính quyền độc tài hợp nhất giữa chính trị và tôn giáo, nó dùng tư tưởng chủ nghĩa Mác kết hợp với chuyên chế quyền lực, không chỉ mưu cầu bá quyền chính trị, mà còn muốn độc tài cả tinh thần và tín ngưỡng của người dân. Phàm là tôn giáo và tư tưởng không theo chủ nghĩa Mác, đều nằm trong diện kiểm soát, trấn áp và cải tạo của nó. Chính sách cưỡng chế treo cờ tổ quốc ở các nơi hoạt động tôn giáo, chính là muốn từng tôn giáo đều bị sự khống chế, bị lãnh đạo và bị cải tạo bởi chủ nghĩa Mác.
Bài viết còn nói, để tín đồ đi kính bái thần tượng – đảng và quốc gia, người đứng đầu giáo hội không còn là Giê-su của Cơ đốc giáo nữa, mà thành ĐCSTQ và người đứng đầu ĐCSTQ, hiển nhiên là đi ngược lại với nguyên tắc tín ngưỡng của tín đồ Cơ đốc giáo.
Từ ngày 1/2 năm nay, chính quyền ĐCSTQ đã chế định và thực thi quy định mới “Điều lệ sự vụ tôn giáo”, dư luận chỉ ra đây là ĐCSTQ lấy lý do “ngăn chặn xu hướng thương mại hóa tôn giáo” để tiến hành quản lý và khống chế các hoạt động tôn giáo.
Cục sự vụ tôn giáo được chính quyền ĐCSTQ thiết lập, có mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt tôn giáo, với thủ đoạn lừa dối, lợi dụng, áp chế.
Hoa Pha (Hua Po) – nhà quan sát tình hình chính trị Bắc Kinh chia sẻ với báo Epoch Times rằng, từ khi ĐCSTQ chấp chính, tôn giáo đều bị cuốn vào trong hoạt động chính trị, tôn giáo phải phục tùng sự lãnh đạo của kẻ chấp chính. Dưới thể chế của ĐCSTQ, những nhà hoạt động tôn giáo cần phải đứng một bên để làm bước đệm vững chắc cho ĐCSTQ.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…