Thế Giới

WAPO: Các nhà ngoại giao Trung Quốc đứng sau vụ người biểu tình chống Tập bị tấn công

Tháng 11 năm ngoái, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình tới San Francisco dự Hội nghị thượng đỉnh APEC, nhiều vụ ẩu đả giữa những người chống Cộng và thân Cộng đã xảy ra trong thời gian này. Mới đây, Washington Post (WAPO) phát hiện các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ và các nhóm Hoa kiều thân họ chính là chủ mưu đứng sau các vụ người biểu tình chống Tập bị tấn công.

Trưa ngày 16/11/2023, giờ địa phương ở Mỹ, các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra giữa những người chống Cộng và những người ủng hộ ĐCSTQ trên phố ở San Francisco. Những người trong cuộc tiết lộ rằng vào thời điểm đó đã xảy ra 3 vụ ẩu đả và đều do những người thân Cộng ra tay trước. (Ảnh: Getty Images)

Truyền thông Mỹ Washington Post hôm 3/9 công bố kết quả cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và phát hiện rằng xung đột bạo lực vào tháng 11 năm ngoái giữa nhóm ủng hộ và phản đối nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông tới San Francisco để tham dự cuộc họp Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), có dấu vết liên quan đến các nhà ngoại giao Trung Quốc trú tại Mỹ. Phát hiện này của Washington Post cho thấy, ĐCSTQ đã tăng cường đàn áp xuyên quốc gia đối với những người Hoa bất đồng chính kiến ở nước ngoài và những người ​​thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Điều tra xác minh các video hiện trường cho thấy, trong khi cả nhóm biểu tình ủng hộ và chống Tập Cận Bình đều thực hiện các cuộc tấn công, thì bạo lực cực đoan nhất là do các nhà hoạt động thân ĐCSTQ xúi giục, và do những người trẻ trong số họ phối hợp và tổ chức. Ngoài ra, theo hồ sơ liên lạc của nhóm WeChat mà Washington Post có được, Lãnh sự quán ĐCSTQ tại Los Angeles đã thanh toán chi phí khách sạn và bữa ăn cho những người đến tập trung ủng hộ ông Tập Cận Bình, đồng thời khuyến khích họ tham gia; có ít nhất 35 nhóm người Hoa thân ĐCSTQ xuất hiện trong hoạt động ủng hộ Tập Cận Bình này tại hội nghị thượng đỉnh APEC. Theo các video trực tiếp, trong hoạt động tập trung kéo dài 4 ngày từ 14 – 17/11/2023, ít nhất 4 nhà ngoại giao từ  Lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles và San Francisco đã xuất hiện trong các nhóm ủng hộ ĐCSTQ, và thậm chí đôi khi còn trực tiếp có những trao đổi tương tác với những người biểu tình cực đoan.

Thông tin cũng cho thấy, một số lãnh đạo nhóm người Hoa hải ngoại là những người có mối quan hệ lâu dài với Bắc Kinh, bao gồm cả mối liên hệ với Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, là tổ chức hoạt động mang tính chất phi nhà nước để thúc đẩy các mục tiêu chính trị của ĐCSTQ ở nước ngoài, khiến vấn đề phân biệt hành vi của dân thường và quan chức nhà nước trở nên mập mờ. Đoạn video cho thấy những lãnh đạo của các nhóm cộng đồng người Hoa hải ngoại có quan hệ với Chính phủ Trung Quốc đã tham gia vào một số vụ bạo lực.

Ngoài ra theo tin từ 7 người có liên quan, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã thuê ít nhất 60 nhân viên bảo vệ tư nhân để “bảo vệ” đoàn người Hoa đến hiện trường đón ông Tập Cận Bình. Hai quan chức quen thuộc với vấn đề này tiết lộ rằng FBI đang điều tra các hoạt động bạo lực của nhóm người Hoa liên quan đến hội nghị thượng đỉnh APEC. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, giới chức Bộ Ngoại giao bày tỏ quan ngại về nguyên nhân từ Chính phủ Trung Quốc liên quan sự kiện bạo lực.

Người phát ngôn Lưu Bằng Vũ của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và người phát ngôn của Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York, San Francisco và Los Angeles đều trả lời trong các email có nội dung giống nhau, nói rằng các thành viên của cộng đồng người Hoa đến San Francisco để chủ động chào đón nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã phải đối mặt với “nhiều hành động khiêu khích và bạo lực”, đồng thời cáo buộc “một số tổ chức của Mỹ cắt ghép ‘bằng chứng’ bịa đặt, đưa ra các giả định mang tính phỉ báng và ‘điều tra’ vô căn cứ chống lại các nhóm tự nguyện đến chào mừng ông Tập Cận Bình, còn tấn công bôi nhọ các nhà ngoại giao Trung Quốc và Lãnh sự quán ở Mỹ”.

Điều tra này đã phân tích tổng cộng hơn 2000 bức ảnh từ các kênh như Tây Tạng Tự do (Free Tibetan), Hội đồng Dân chủ Hồng Kông (Hong Kong Democracy Council), Đảng Dân chủ Trung Quốc (China Democracy Party), mạng xã hội và các chương trình phát sóng trực tiếp; phỏng vấn hơn 35 nhân chứng, các quan chức và nhà phân tích Mỹ; qua tin nhắn văn bản giữa nhân viên an ninh Mỹ và các nhà ngoại giao Trung Quốc, tin nhắn trong các nhóm WeChat của người Trung Quốc ở nước ngoài và các báo cáo y tế và cảnh sát mà Washington Post thu được.

Washington Post cũng sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để xác định lãnh đạo các nhóm thân Trung Quốc và các quan chức Trung Quốc từ trong các video với tổng thời gian 21 tiếng. Các cá nhân được xác định bằng cách sử dụng manh mối thu được từ công cụ tìm kiếm nhận dạng khuôn mặt và được xác minh chéo bằng các đoạn tin tức, cuộc phỏng vấn và thông tin công khai. Thông tin cho biết không thể xác định được danh tính một số cá nhân bạo lực nhất, vì họ đeo mặt nạ, kính râm và đội mũ che khuất khuôn mặt.

Theo RFI

Theo RFI

Published by
Theo RFI

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago