WHO đảo ngược lập trường trước đây về các mũi tiêm tăng cường ngừa COVID

Hôm 21/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng nên sẵn sàng tiêm liều vắc-xin tăng cường chống COVID-19 trước tiên ở các nhóm dễ bị tổn thương, đảo ngược quan điểm trước đây rằng chúng không cần thiết cho những người khoẻ mạnh. WHO cũng khuyến nghị tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi, trong khi trước đó đã ngăn cản nhiều nước tiêm mũi bổ sung cho trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh.

 

Tổ chức Y tế của Liên Hợp Quốc cho biết tại một cuộc họp báo ở Geneva rằng họ sẽ khuyến nghị tiêm các mũi Pfizer-BioNTech bổ sung từ 4 đến 6 tháng sau khi tiêm liều hai mũi, hãng AP đưa tin.

Tổ chức này cho biết việc tiêm mũi bổ sung nên bắt đầu với các nhóm nguy cơ cao nhất. Tiến sĩ Kate O’brien, giám đốc về tiêm chủng, vắc-xin và sinh học của WHO, nói thêm tại cuộc họp báo rằng các mũi bổ sung là “một phần của chương trình tiêm chủng” nhưng không có nghĩa là “sử dụng cho tất cả các lứa tuổi.”

“Chúng tôi tiếp tục tập trung cao nhất vào tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên cao nhất,” bà nói.

Theo website của WHO Tây Thái Bình Dương, những người trên 60 tuổi với tình trạng bệnh tật tiềm ẩn như đau tim và những người mắc bệnh ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch là nhóm nguy cơ cao nhất mắc bệnh nặng hơn hoặc mắc các biến chứng sức khoẻ do virus.

Quyết định khuyến nghị tiêm bổ sung là một sự đảo ngược lập trường trước đó của WHO, là ngừng tiêm mũi bổ sung tới khi nhiều nước hơn có thể tiếp cận liều hai mũi đầu tiên. Trong một tuyên bố cập nhất mới nhất ngày 22/12, WHO kêu gọi ngừng mũi bổ sung với những người trưởng thành khỏe mạnh tới cuối năm 2021 “để chống lại sự bất bình đẳng sâu sắc và lâu dài trong việc tiếp cận vắc-xin toàn cầu.” 

AP đưa tin, nhóm chuyên gia về tiêm chủng của WHO đánh giá hiệu quả của vắc-xin giảm dần theo thời gian và khả năng bảo vệ của mũi bổ sung khỏi tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng do các biến thể Delta và Omicron là những lý do để khuyến nghị mũi bổ sung.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng mũi bổ sung không ngăn được Omicron. Một nghiên cứu công bố tại Lancet cho thấy nhiều người Đức từ lứa tuổi 25 đến 39 đi đến Nam Phi trong khoảng từ tháng 11 và 12 năm 2021 đã bị nhiễm bệnh đột phá mặc dù tất cả đã tiêm bổ sung. 

Hãng AP đưa tin, WHO cũng khuyến nghị tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trong thông báo của họ.

Chỉ 2 ngày trước thông báo này của WTO, tổ chức đã ngăn cản nhiều nước tiêm mũi bổ sung cho trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh. Theo Reuters, khoa học gia trưởng của WHO Soumya Swaminathan nói rằng không có “chút bằng chứng nào” cho việc nhóm đó cần tiêm, thay vào đó yêu cầu các nước ưu tiên cho các nhóm nguy cơ cao cũng như nhân viên y tế khi cung cấp thuốc.

Lê Vy

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

7 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

8 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

11 giờ ago