Từ ngày 1/11 tới, các tên Tổng cục Môi trường, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản sẽ không tồn tại, thay vào đó là 9 cục/vụ trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 68/2022/NĐ-CP Quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thay thế cho Nghị định 36 của Chính phủ năm 2017.
Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xóa bỏ 4/5 Tổng cục, gồm Tổng cục Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Quản lý Đất đai, Tổng cục Biển và Hải đảo, chỉ giữ lại một Tổng cục là Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
Đồng thời với việc xóa bỏ cấp tổng cục, nhiều đơn vị cấp cục/vụ mới được thành lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong đó, Tổng cục Môi trường được tách ra, thành lập 3 đơn vị gồm Vụ Môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tổng cục Đất đai được chia tách thành 3 đơn vị gồm Cục Đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản được chia tách thành 2 đơn vị gồm Cục Địa chất Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được thay bằng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Theo đó, với cơ cấu tổ chức mới, Bộ Tài nguyên và Môi trường có 27 đơn vị trực thuộc, trong đó có 22 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 5 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.
Từ 1/10 tới, không còn mô hình Tổng cục Đường bộ Việt NamTheo Nghị định số 56/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT, từ ngày 1/10/2022, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ được tách thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam; 2 vụ: Vụ Khoa học – Công nghệ và Vụ Môi trường sẽ nhập thành Vụ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam của Bộ GTVT từng gây nhiều tranh cãi. Hồi tháng 7/2022, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết không đồng ý tách tổng cục, cho rằng “xoá mô hình tổng cục thì phải có đánh giá tác động nhưng chưa có chỉ đạo việc này, đùng một phát thì tách, dưới phải nghe trên, tôi phải theo nghị quyết của lãnh đạo”, ông Huyện nói, theo Thanh Niên. Trong khi, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể giải thích xét về tiêu chí quy định, Tổng cục Đường bộ không đảm bảo nên Bộ đề xuất tách thành 2 cục. Ông Vũ Hải Nam, Vụ trưởng Tổ chức – Biên chế (Bộ Nội vụ) nói có 3 tiêu chí thành lập tổng cục, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có một tiêu chí chưa đáp ứng được, liên quan đến việc được giao ngành lĩnh vực tập trung, không phân cấp cho địa phương (hệ thống tỉnh lộ và huyện lộ đang được Chính phủ tính tới việc phân cấp cho địa phương để quản lý, bảo trì, giải phóng mặt bằng, đầu tư…). |
Nguyễn Minh
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…