Báo động các bệnh về hô hấp: Hà Nội có tới 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng năm 2016

Tại Hà Nội, lượng bụi PM2.5 trung bình năm lên tới 50,5 µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của WHO.

(Ảnh minh họa: qua iflscience.com)

Thông tin trên thuộc Báo cáo chất lượng không khí Việt Nam 2016 do Tổ chức phi chính phủ GreenID thực hiện được công bố tại hội thảo “Ô nhiễm không khí – mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng” diễn ra vào ngày 17/1.

Báo cáo của GreenID được thực hiện tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM (chiếm 18% dân số cả nước), tập trung phân tích các chỉ số nồng độ bụi PM2.5 và AQI (Air Quality Index – Chỉ số chất lượng không khí).

Tại Hà Nội, lượng bụi PM2.5 lên tới 50,5 µg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình năm theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 10 µg/m3.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong năm 2016, Hà Nội trải qua 8 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Chỉ số AQI trung bình của Hà Nội là 121 (AQI từ 101-200 thuộc nhóm kém, những người nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài). Cùng với đó, nếu theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh thì năm 2016, Hà Nội có 123 ngày ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, nếu tính theo tiêu chuẩn của WHO thì Hà Nội có tới 282 ngày ô nhiễm không khí.

>> Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức báo động: Bạn có thể làm gì?

Trong khi đó, tại TP.HCM, năm 2016, thành phố này có 14 ngày vượt quá quy chuẩn quốc gia và 175 ngày vượt quá tiêu chuẩn của WHO. Chỉ số AQI trung bình là 86, lượng bụi PM2.5 trung bình năm là 28,23 µg/m3 (cao hơn so với ngưỡng quy chuẩn trung bình năm theo quy định của Việt Nam (25 µg/m3).

Chất lượng không khí được đánh giá theo chỉ số AQI

Theo nghiên cứu, các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu ở hai thành phố lớn là do khí thải từ phương tiện giao thông, phát thải từ hoạt động công nghiệp, hoạt động xây dựng, nhà máy nhiệt điện, đốt chất thải, đun nấu hộ gia đình và ô nhiễm xuyên biên giới.

>> Ô nhiễm không khí, người Trung Quốc ồ ạt chạy tị nạn thoát khỏi Bắc Kinh

Báo cáo cũng chỉ ra ô nhiễm bụi mịn ở các thành phố lớn là rất đáng báo động vì gây nhiều bệnh về hô hấp.

Trước đó, ngày 11/12/2016, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 (Vietnam Business Forum 2016), nhiều doanh nghiệp đã công bố sẽ rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam vì môi trường sống không còn đảm bảo do ô nhiễm không khí và môi trường nghiêm trọng.

Ông Kenneth Atkison – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam cho rằng các chỉ số ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tăng cao khiến cho các doanh nhân không dám đưa gia đình đến Việt Nam sinh sống, ảnh hưởng đến việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Trong khi đó, ông Dominic Scriven – trưởng nhóm thị trường vốn của diễn đàn, Chủ tịch công ty Dragon Capital cho biết, nhà đầu tư lớn nhất của Dragon Capital đã thông báo quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam vì lý do Việt Nam thiếu vắng những chính sách và hành động thuyết phục trong việc bảo vệ môi trường.

Kỳ Thư

Xem thêm:

Kỳ Thư

Published by
Kỳ Thư

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

1 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

5 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

5 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

6 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

9 giờ ago