Bệnh nhân 91 rất nguy kịch, được chỉ định ghép phổi

Sau 55 ngày tiến hành điều trị, hiện nam phi công người Anh vẫn trong tình trạng nguy kịch, 2 lá phổi đông đặc, xơ hoá và mất chức năng hoạt động. 

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nơi bệnh nhân 91 đang được điều trị. (Ảnh: Google Maps)

Ngày 13/5, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết sức khỏe bệnh nhân (BN) 91 vẫn rất nguy kịch. Kết quả CT Scan phổi sáng nay cho thấy phổi của bệnh nhân xơ hóa, đông đặc, chỉ còn khoảng 10% hoạt động.

Phổi của bệnh nhân đã chuyển qua xơ hoá và mất chức năng hoạt động. Tình trạng này có nghĩa là bệnh nhân sẽ chết nếu dứt ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể).

Hiện bệnh nhân 91 không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục dẫn lưu màng phổi, lọc máu, tiếp tục thở máy, tiên lượng xấu, hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO (đã sử dụng liên tiếp trong 39/55 ngày điều trị).

Vào chiều 12/5, Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế đã thống nhất hội chẩn với kết luận “bệnh nhân hiện có chỉ định ghép phổi”.

Bộ Y tế giao cho Trung tâm Ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức làm các thủ tục chuẩn bị tiến hành ghép tạng. Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tiếp tục điều trị hồi sức cho bệnh nhân, chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi ghép (khẳng định sạch virus, điều trị nhiễm trùng tích cực). Khi có nguồn tạng hiến, đủ thủ tục pháp lý, sẽ chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Chợ Rẫy để ghép phổi.

Theo Tiểu ban điều trị – Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, từng có một người tình nguyện hiến phổi cho BN91 nhưng do có vấn đề về nhiễm trùng nên không thể dùng phổi của người này để ghép. Cơ quan chức năng của Anh đã tìm được một người thân của bệnh nhân 91, phối hợp với ngành y tế để quyết định một số vấn đề trong chữa trị cho bệnh nhân 91.

Theo các chuyên gia, với tình trạng bệnh nhân phi công người Anh hiện nay, nếu không được ghép phổi thì không còn biện pháp điều trị nào hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể ghép, bệnh nhân cần phải được điều trị sức khỏe ổn định, trong khi bệnh nhân vẫn tiên lượng rất nặng, gồm đang nhiễm trùng, tràn khí màng phổi, đang tiếp tục dẫn lưu và điều trị phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh.

Để thực hiện được ca ghép tạng, các bác sĩ cũng phải đánh giá bệnh nhân xem toàn trạng có thể tiến hành ghép được không, phổi người hiến tặng có hòa hợp về nhóm máu, miễn dịch, người hiến, người nhận chỉ nên chênh lệch chiều cao, cân nặng, kích thước lá phổi không quá 20%…

Bệnh nhân 91 là ca bệnh đầu tiên kết quả dương tính với virus Vũ Hán (nCoV) tại ổ dịch quán bar Buddha (Thảo Điền, quận 2, TP.HCM). Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nCoV phức tạp, âm tính và dương tính nhiều lần.

Được biết, chi phí điều trị của bệnh nhân 91 từ lúc nhập viện đến nay trên dưới 5 tỷ đồng (trong đó kinh phí chạy ECMO khá tốn kém), toàn bộ do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM chi trả.

Chi phí để thực hiện 1 ca ghép phổi là 1,5 – 2 tỷ đồng, tùy tình trạng, thể trạng của bệnh nhân.

Nguyễn Quân

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

2 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

5 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

5 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

6 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

9 giờ ago