Categories: Thời sựViệt Nam

Tổng thư ký Quốc hội: ‘Biểu quyết không nêu tên là hình thức Quốc hội đã chọn’

Tổng thư ký Quốc hội ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay hình thức biểu quyết không nêu tên (không công khai tên đại biểu bấm nút) là phương án đã được Quốc hội chọn dùng.

Tổng thư ký Quốc hội ông Nguyễn Hạnh Phúc. (Ảnh: VGP)

Tại buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 vào chiều 15/6, Tổng thư ký Quốc hội đã trả lời câu hỏi về đề xuất công khai họ tên của đại biểu khi biểu quyết thông qua các dự Luật, công trình quan trọng tại nghị trường.

Ông Phúc cho hay trong số 283 Nghị viện trên thế giới, chỉ có 70 Nghị viện (tương đương 1/4) chọn hình thức biểu quyết công khai danh tính đại biểu, phần còn lại không công khai danh tính.

“Hình thức nào cũng có mặt tích cực và không tích cực, quyết định ra sao là quyền của Quốc hội. Quốc hội Việt Nam đã chọn hình thức công khai kết quả biểu quyết nhưng không nêu danh tính”, ông Phúc nói.

Về việc Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đề nghị công khai danh tính người bấm nút (biểu quyết có danh), ông Phúc cho biết trong quá trình sửa đổi nội quy kỳ họp Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội đã thống nhất thực hiện như hình thức bây giờ, nghĩa là biểu quyết không nêu tên. Luật pháp đã quy thế nào thì Quốc hội phải chấp hành thế ấy.

Đề cập về Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua, Tổng thư ký Quốc hội cho biết “luật An ninh mạng ban hành để bảo vệ quyền lợi người dân, doanh nghiệp và “luật được thông qua vì Quốc hội đã rất lắng nghe ý kiến từ cử tri và các chuyên gia.”

Đồng thời, ông cho biết thêm Nghị định 72/2013 của Chính phủ về “quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” cũng đã có quy định các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập các trang thông tin điện tử , mạng xã hội, cung cấp các dịch trên mạng… phải có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra dữ liệu và cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước.

Do đó, ông Phúc cho rằng thị trường 90 triệu dân Việt Nam là kho tài nguyên dữ liệu lớn rất được các nhà mạng quan tâm. Nguồn dữ liệu này không thể bị mang ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. “Đây không phải mới mà là vấn đề về quy định, thế giới cũng thế thôi”, ông Phúc nói.

Trường Xuân

Xem thêm:

Trường Xuân

Published by
Trường Xuân

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

2 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

5 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

5 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

6 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

9 giờ ago