Về việc phá hơn 600ha rừng để làm hồ chứa nước Ka Pét, tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo để trả lời nhiều thông tin liên quan dự án này.
Truyền thông trong nước đưa tin chiều ngày 7/9, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo về dự án hồ chứa nước Ka Pét và những phản ánh của dư luận liên quan đến diện tích rừng bị tàn phá để làm dự án.
Tại họp báo, ông Nguyễn Ngọc Đông – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận (chủ đầu tư) cho biết tỉnh Bình Thuận chưa gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án hồ Ka Pét cho cơ quan thẩm tra do cần bổ sung hồ sơ về tác động của nguy cơ vỡ đập và đa dạng sinh học khu vực này.
Theo ông Đông, tháng 9/2020, dự án đã hoàn thành đánh giá báo cáo tác động môi trường (ĐTM) và trình Bộ TN&MT. Tuy nhiên, tháng 6/2023 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư so với trước nên phải cập nhật lại ĐTM.
Theo quy định mới nhất, công trình này phải bổ sung hồ sơ đánh giá nguy cơ vỡ đập ảnh hưởng đến công trình hạ du. Cùng với đó, hồ Ka Pét nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông mà theo quy định, dự án có trên 1ha thuộc khu bảo tồn phải nộp báo tác động đa dạng sinh học. Ban quản lý đã làm việc với đơn vị tư vấn lập ĐTM yêu cầu bổ sung 2 hồ sơ.
Ông Đông khẳng định năm 2018, tỉnh mời thầu công khai ĐTM dự án trên cả nước. Khi đó, 4 đơn vị mua hồ sơ nhưng chỉ 3 công ty tham gia đấu thầu.
Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương hồi tháng 6, chủ đầu tư đã làm việc với công ty tư vấn yêu cầu quan sát lại mẫu trong khu vực dự án, vì khảo sát cũ đã thực hiện từ năm 2017.
“Ban sẽ làm việc với đơn vị tư vấn và đánh giá năng lực xem có đảm nhiệm được việc đánh giá sự cố vỡ đập và đa dạng sinh học không. Nếu không phải tìm đơn vị khác”, ông nói và cho biết đến nay chưa nhận thông tin từ đơn vị tư vấn tạm dừng hợp đồng dự án ĐTM như một số báo chí nêu.
Lý giải về việc làm hồ chứa nước trong rừng tự nhiên, ông Nguyễn Công Thành – Viện đào tạo và Khoa học ứng dụng miền Trung (đơn vị chuyên môn tư vấn cho tỉnh Bình Thuận) khẳng định “không còn lựa chọn nào khác”.
Các công trình thủy lợi trong khu vực Hàm Thuận Nam hầu hết là công trình nhỏ, không đảm bảo khả năng điều tiết nên không đủ nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Hiện, lượng nước chỉ đáp ứng 13,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (hơn 6.000ha).
Báo chí đặt câu hỏi tại sao không kết nối hoặc cải tạo hồ xung quanh Hàm Thuận Nam để nâng cao dung tích chứa, thay vì xây dựng thêm hồ Ka Pét. Ông Thành lý giải việc cải tạo hồ liên quan đến an toàn công trình vì phải nâng cấp đập tràn, xả lũ. Việc tạo liên thông giữa các hồ phụ thuộc vào điều kiện địa hình. Ví dụ, không thể kết nối hồ từ hạ du lên thượng lưu, mà chỉ có thể làm ngược lại.
Trả lời những câu hỏi về phương án khai thác rừng, triển khai dự án, ông Lê Thanh Sơn – Phó Giám đốc Sở NN &PTNT Bình Thuận cho biết: “Về phương án khai thác, sau khi hoàn tất cả thủ tục, chúng tôi sẽ thuê đơn vị tư vấn, thẩm định để phân loại các loại cây rừng, rồi sẽ tổ chức đấu giá để bán. Những khu vực nào thuận lợi sẽ bán đấu giá khai thác sớm để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, và các phần khác sẽ đấu giá cuốn chiếu”.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét là 693,31ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 680ha. Bên cạnh đó, dự án sẽ phải di dời Dinh Cậu và 100 ngôi mộ trong lòng hồ… Báo Vnexpress cho biết trong số hơn 600ha rừng tự nhiên sắp bị phá có137ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Rừng ở đây nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị con người tác động, trữ lượng gỗ còn rất lớn. Khu rừng sắp bị cưa hạ tồn tại từ lâu đời, gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua. Khu rừng cũng là nơi sống của nhiều loại thực vật như lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng; động vật như nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà. |
Khánh Vy (t/h)
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…