Bộ Công an cho rằng việc quản lý dân cư không sử dụng hộ khẩu và sổ tạm trú như hiện nay có thể giúp tiết kiệm 1.600 tỷ đồng mỗi năm và khi cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân được hoàn thành, công dân không cần mang theo các loại giấy tùy thân khi đi giao dịch.
Ngày 17/10, Bộ Công an công bố Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp trong 2 tháng.
Theo Dự thảo, Bộ đưa ra hai phương án:
Về phương án thứ nhất, Bộ cho rằng điểm thuận lợi là không phải sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về thủ tục hành chính có liên quan tới giấy tờ công dân.
Tuy nhiên, phương án này người dân vẫn phải mất thời gian, công sức, chi phí liên quan tới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi tham gia các giao dịch hoặc thực hiện các thủ tục hành chính có yêu cầu phải xuất trình. Nhà nước vẫn phải duy trì các bộ phận quản lý chuyên trách ở nhiều cấp để thực hiện các công đoạn quản lý sổ hộ khẩu, sổ tạm trú như lập tờ khai, thống kê, lập biểu mẫu…
Đối với phương án thứ hai, Bộ xác định sẽ góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, giảm chi phí khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú.
Sử dụng mã số định danh cá nhân để quản lý dân cư thông qua việc cập nhật, kết nối từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ mang lại những lợi ích trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, giảm nhiều chi phí.
Theo Bộ Công an, khi cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân được hoàn thành, công dân không cần mang theo các loại giấy như Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, bằng lái xe, giấy khai sinh để đi giao dịch.
Thay vào đó, người dân chỉ mang theo thẻ Căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện thủ tục hành chính.
Theo tính toán sơ bộ, khi cập nhật thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp giảm chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính cho người dân ước tính khoảng 1.600 tỷ đồng/năm từ việc không phải khai nhiều lần các thông tin cơ bản của mình; không phải thực hiện việc sao, chụp hoặc thực hiện thủ tục hành chính chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ công dân như trước đây; tạo thuận lợi cho gần 90 triệu người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.
Bộ cũng cho hay nếu có số định danh cá nhân thì bảo hiểm xã hội lấy số đó làm căn cứ để cấp. Hiện việc nhập dữ liệu bảo hiểm mới phải trả 10.000 đồng/tờ khai. Nếu 30 triệu người phải cấp mới thì sẽ tiêu tốn khoảng 300 tỷ đồng. Điều này gây lãng phí rất lớn.
Từ đó, Bộ Công an nhận thấy việc lựa chọn giải pháp 2 là phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Hoàng Minh
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…