Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cho rằng phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương “không làm thì thiếu, làm thì thừa, làm thì du khách không đến”, nhưng trách nhiệm không phải của Bộ.
Tại phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 21/8, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực tế mô hình du lịch đêm ở nhiều địa phương còn nghèo nàn, đơn điệu, chỉ là phố đi bộ, ẩm thực, hoạt động nghệ thuật, giải trí, lại đêm có đêm không, chủ yếu vào thứ 7, chủ nhật.
Ông Hòa hỏi Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng về chính sách để du lịch đêm phát triển mạnh, sản phẩm đa dạng, phong phú và giải trí lành mạnh, giữ chân du khách qua đêm để kích cầu.
Trả lời, ông Hùng khẳng định Bộ đã có đề án về sản phẩm du lịch đêm trên cơ sở khuyến khích các địa phương nghiên cứu yếu tố quy hoạch để tính toán các dòng sản phẩm và đánh giá thị trường của khách, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch đêm phù hợp.
Song, theo ông Hùng, nhiều địa phương làm sản phẩm du lịch đêm nhưng “không làm thì thiếu, làm lại thừa vì du khách không đến”.
Ông Hùng cho rằng trách nhiệm chính là chủ tịch UBND các tỉnh, HĐND các tỉnh chứ không phải của Bộ Văn hóa.
“Bộ không thể làm sản phẩm du lịch cho thành phố nào được. Ví dụ, Bộ Văn hóa gợi ý TP.HCM dựa trên tài nguyên sông nước và dòng sản phẩm chủ lưu là kết hợp sông Sài Gòn kết nối thương cảng để tạo ra dòng sản phẩm, và trên cơ sở như vậy, TP.HCM nghiên cứu và tạo ra tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ, kết nối các sản phẩm trên dòng sông để có nơi cho du khách đến”, ông Hùng cho hay.
“Về làm du lịch đêm, chúng tôi có đề án, có khung rồi, gợi ý cách làm rồi, còn chúng tôi không làm thay cho địa phương được”, ông Hùng nói.
Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) cho hay việc đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nghệ thuật đang bị thu hẹp về quy mô, giảm về chất lượng. Nhiều ngành, nhiều chuyên ngành không tuyển sinh được chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn cao…
Bà Ánh đề nghị ông Hùng cho biết nguyên nhân, giải pháp để nâng cao chất lượng và tăng số lượng, đáp ứng nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giai đoạn tới.
Ông Hùng cho rằng nếu không có nhiều giải pháp thì một số bộ môn nghệ thuật truyền thống sẽ bắt đầu “khép lại”, bởi đầu vào không có.
“Muốn đào tạo phải có đầu vào, có nhu cầu, các cơ sở mới tuyển sinh được”, ông Hùng nói và cho hay Chính phủ đã có các quy định để khuyến khích, động viên như giảm học phí, có chế độ ưu đãi khi học các bộ môn nghệ thuật truyền thống.
Ông Hùng cho rằng cần phải có nhiều giải pháp để người dân yêu văn hóa Việt Nam, coi nghệ thuật truyền thống văn hóa Việt Nam là hồn cốt cần phải giữ, lưu truyền.
Tỉnh Khánh Hòa đang nghiên cứu phương án xây dựng đường hầm hơn 4km xuyên…
Theo thông tư mới ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, 12 đối tượng…
Sau hơn hai ngày gặp nạn, thi thể hai nạn nhân trên chiếc xe chở…
Tiếng đàn du dương của anh nhanh chóng thu hút sự chú ý của một…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử cựu cầu thủ bóng bầu dục…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố vào thứ Sáu (22/11) rằng ông…