Categories: Thời sựViệt Nam

Bộ Y tế: ‘Bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm một lần’ chỉ là phương án giả định

Bộ Y tế cho biết phương án “bắt buộc công dân hiến máu mỗi năm một lần” chỉ là phương án đối chiếu khi đưa vào dự thảo Luật Máu và tế bào gốc.

(Ảnh minh họa: qua carbonated.tv)

Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc của Bộ Y tế với hai phương án quy định về việc hiến máu đã gây nhiều thông tin trái chiều trong những ngày qua.

Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nước đang phát triển cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Việt Nam với số dân gần 90,5 triệu người mỗi năm sẽ cần khoảng 1,8 triệu đơn vị máu. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2016, cả nước tiếp nhận khoảng 1,2 triệu đơn vị máu (đáp ứng 66% nhu cầu về máu và tỷ lệ hiến máu là 1,4% số dân hiến máu).

Để đáp ứng nhu cầu về máu phục vụ cho điều trị y tế, Bộ Y tế đã có tờ trình dự án luật với hai phương án:

  • Phương án 1: Quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện một năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu.
  • Phương án 2: Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

Trao đổi về hai phương án này, ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết nếu áp dụng phương án 1 thì mỗinăm Việt Nam sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu). Như vậy sẽ dẫn tới dư thừa một lượng máu khá lớn.

Bên cạnh đó, phương án 1 còn làm tăng chi phí của xã hội, tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó, quỹ BHYT sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ đồng/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ đồng để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 580 tỷ đồng cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Với phương án 2, trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì hàng năm sẽ tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó Quỹ BHYT phải tăng chi thêm khoảng 524 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động phải bỏ ra khoảng 1.250 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 217 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.

Ông Quang cho biết, khi xây dựng dự án luật nói chung và dự thảo luật này nói riêng, Bộ Y tế đề xuất hai phương án lựa chọn, trong đó phương án 1 – hiến máu bắt buộc là phương án giả định được đưa vào để so sánh với phương án 2 là phương án được lựa chọn, qua đó đánh giá tác động của luật này.

Theo Bộ Y tế, không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Bộ Y tế lựa chọn phương án 2 vừa phù hợp với thực tiễn, vừa phù hợp với pháp luật quốc tế, cũng như giảm chi phí cho xã hội.

Được biết thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án luật này là kỳ họp thứ 7 năm 2018 và thông qua dự án luật vào kỳ họp thứ 8 năm 2018 của Quốc hội.

Thủy Minh

Xem thêm:

Thủy Minh

Published by
Thủy Minh

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

5 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

5 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

8 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

9 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

12 giờ ago