UBND tỉnh Kon Tum có quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng gần 122ha rừng thông sang trồng cây maca, cho Công ty TNHH Đăng Vinh (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thuê đất với thời hạn là 50 năm.
Rừng thông bị phá nằm ở các khoảnh 8, 9, 12 và 13, thuộc tiểu khu 481, xã Đắk Long, huyện Kon Plông. Vào tháng 1/2017, UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty TNHH Đăng Vinh (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thuê đất để triển khai dự án trồng cây mắc ca.
Thời hạn cho thuê là 50 năm. Tổng diện tích là 198,16 ha đất rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông quản lý 187 ha (đất có rừng gỗ trồng là 117 ha, còn lại là không có rừng), UBND xã Đắk Long quản lý 11,16 ha (đất có rừng gỗ trồng là 5,3 ha, còn lại không có rừng).
Ông Văn Đăng Thái, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty TNHH Lâm nghiệp Kon Plông, cho biết diện tích rừng chuyển đổi sang trồng mắc ca là rừng thông được trồng từ năm 1992 và năm 1996. Sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương khai thác rừng thông của UBND tỉnh Kon Tum, chủ rừng đã thuê đơn vị có chức năng để khai thác, thu gỗ trên 91,2ha xong vào ngày 31/6/2017 và bàn giao hết 187ha cho dự án. Trữ lượng gỗ đã khai thác là 4.048m3 gỗ thông.
Ông Bùi Thanh Phong- Chánh văn phòng UBND huyện Kon Plông cho biết trong dự án chuyển đổi rừng thông sang trồng mắc ca, huyện chỉ có vai trò giới thiệu đất và địa điểm.
Theo ông Phong, chỉ đạo của Thủ tướng trong việc tuyên bố đóng cửa rừng là áp dụng đối với rừng tự nhiên nên dự án chuyển đổi rừng thông sang trồng mắc ca nằm ngoài phạm vi chỉ đạo.
Ông A Bít, Trưởng thôn Kon Chốt, xã Đắk Long nói: “Đồi trọc kia, trước đây là rừng thông xanh tốt, giờ bị chặt hạ hết, cảm thấy tiếc”.
Điều cần lưu ý là dự án chặt rừng trồng mắc ca nằm khá gần khu du lịch Măng Đen – được ví như “Đà Lạt” của khu vực Bắc Tây Nguyên.
Ngày 5/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 298/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, đến năm 2030. Theo quyết định, toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với quy mô khoảng 138.116 ha là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia, vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum.
Việc chuyển đổi diện tích rừng thông sang cây mắc ca gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khu bảo tồn sinh thái Măng Đen.
Nguyễn Quân
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…