Chất vấn về hiệu quả dự án khai thác bô xít Tây Nguyên

Các dự án khai thác bauxite (bô xít) của Tây Nguyên tiếp tục bị chất vấn về hiệu quả đầu tư cũng như thời hạn đánh giá việc thí điểm dự án tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường này.

Một hồ rửa quặng bôxit Tân Rai. (Ảnh: boxit.vinacomin.vn)

Cuối chiều 30/10, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) đặt hai câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương: nhận định của Bộ trưởng về hiệu quả kinh tế của các công trình khai thác bô xít của Tây Nguyên và khi nào Chính phủ tiến hành đánh giá việc thí điểm khai thác bô xít ở Tây Nguyên.

Tôi cũng gửi tới cho Thủ tướng câu hỏi này“, bà Thúy nói.

Trong buổi trả lời chất vấn sáng 31/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trả lời câu hỏi trên.

Ông Tuấn Anh cho biết dự án bô xít Tây nguyên gồm 2 dự án sản xuất alumin tại Nhân Cơ (Đắk Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng).

Năm 2013, dự án tại Tân Rai đi vào hoạt động, đạt công suất thiết kế phê duyệt, sản lượng hiện là 650 ngàn tấn alumin.

Dự án Nhân Cơ hoạt động vào năm 2016. Cuối năm 2017, nhà máy đạt 77% công suất thiết kế; năm 2018 đạt hơn 85% với khoảng 580.000 tấn; dự kiến đến 2019 đạt 100% công suất thiết kế.

Ông Tuấn Anh khẳng định: “Chúng ta triển khai đúng tiến độ, đạt được các yêu cầu đặt ra. Một số vấn đề dư luận lo ngại về công nghệ, môi trường, sự ổn định và an toàn của nhà máy, tác động đến dân sinh… cơ bản giải quyết được”.

Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Công thương khẳng định thị trường alumin khá ổn định. Giá cả trung bình đạt 300 – 400 USD/tấn alumin và giá có lúc đã đạt tới 672 USD/tấn.

Ông Tuấn Anh cho hay sẽ không chỉ dừng ở việc chế biến và xuất khẩu alumin, mà sẽ triển khai các dự án phụ trợ và chế biến alumin. “Dự án bô xít Tây Nguyên không đơn thuần chỉ khai thác, chế biến alumin xuất khẩu, mà đây là tổ hợp dự án lớn và được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn“, theo Bộ trưởng Công thương. “Chúng ta không dừng ở việc chế biến và xuất khẩu alumin. Việc triển khai các dự án phụ trợ và chế biến alumin kế tiếp sẽ triển khai sau”, ông Tuấn Anh cho hay.

Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết giai đoạn đầu xây dựng 2 dự án alumin, kế tiếp sẽ thực hiện dự án điện phân nhôm. Tuy nhiên, dự án điện phân nhôm chỉ được triển khai trên cơ sở đánh giá lại kết quả thực hiện 2 nhà máy ở Tân Rai và Nhân Cơ.

Về vấn đề đánh giá tổng thể các dự án bauxite, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và địa phương để đánh giá tổng thể dự án. Đánh giá về các mặt kinh tế, thương mại, an ninh, chính trị… Dự kiến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành đánh giá và báo cáo cử tri, Quốc hội. Sau đó Bộ Công Thương xin ý kiến cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư tiếp theo.

Khu thải bùn đỏ tại nhà máy sản xuất alumina Tân Rai. (Ảnh: boxit.vinacomin.vn)

Hai dự án Tổ hợp bô xít – nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư. Theo báo cáo thanh tra năm 2017, sau 3 năm, tức từ 10/2013 đến 30/9/2016, tổ hợp bô xít – nhôm Lâm Đồng đã lỗ tổng cộng 3.696 tỷ đồng, trong đó lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng.

Dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ cũng liên tục điều chỉnh tăng vốn. Năm 2007, tổng mức đầu tư phê duyệt dự án là 3.285 tỷ đồng (tương đương 205,3 triệu USD), công suất 300.000 tấn/năm. Sau 2 lần điều chỉnh, đến năm 2014, tổng vốn đầu tư cho dự án tăng lên đến 16.821 tỷ đồng (tương đương 814,9 triệu USD), công suất 650.000 tấn/năm. Dự án bị chậm tiến độ 6 năm (tiến độ hoàn thành ban đầu là năm 2010), chạy thử vào cuối năm 2016, đến quý 1/2017 mới bắt đầu vận hành thương mại. Theo báo cáo tài chính, tính đến hết tháng 9/2016, TKV đã rót tổng cộng 14.310 tỷ đồng vào dự án này.

Không chỉ chậm tiến độ, đội vốn và báo lỗ nhiều năm, các dự án trên cũng từng xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. Có nhiều dấu hiệu ẩn chứa rủi ro từ dự án, gây hiểm họa đầu độc đất, nước trên diện rộng.

Gần đây nhất, ngày 9/9, tại tỉnh Đắk Nông, sau khi mưa lớn, nước có màu nâu đỏ kèm theo bùn đất từ hồ chứa bùn thải sau khi rửa quặng bô xít nguyên khai chảy tràn ra suối Đắk Ker và cánh đồng thôn Quảng Trung, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp.

Trong bùn thải sau khi rửa quặng bô xít chứa một số kim loại nặng, độc hại như mangan, arsenic, chất thừa thải của caustic… Đặc biệt caustic (xút) gây độc hại khi tiếp xúc qua da, gây bỏng, khi hít phải gây phá hủy màng niêm mạc và đường hô hấp, độc hại khi nhiễm qua đường tiêu hóa; gây ô nhiễm môi trường nước.

Nguyễn Quân

Xem thêm:

Nguyễn Quân

Published by
Nguyễn Quân

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…

14 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

6 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago