Có thể phạt tù đến 3 năm nếu sa thải nhân viên nữ mang thai

Từ ngày 1/1/2018, quy định mới về việc sa thải người lao động trái pháp luật theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó quy định người sử dụng lao động nếu sa thải nhân viên nữ vì lý do mang thai có thể bị phạt đến 200 triệu đồng hoặc 3 năm tù.

Có thể phạt tù đến 3 năm nếu sa thải nhân viên nữ mang thai. (Ảnh minh họa: Yuri Arcurs / Istockphoto)

Bộ luật Lao động 2012 (Khoản 3, Điều 155) quy định người sử dụng lao động không được sa thải lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, tuy nhiên, trong thực tế, vẫn xuất hiện nhiều trường hợp người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì các lý do trên.

Từ ngày 1/1/2018, người sử dụng lao động nếu vi phạm quy định này sẽ phải chịu hình phạt được quy định theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cụ thể, Điều 162, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
  • Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
  • Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

Nếu phạm tội sa thải người lao động trái với pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
  • Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

Trước đó, Điều 128 Bộ luật Hình sự 1999 chỉ quy định người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.

Hình phạt quy định tại Điều 162, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018.

Phạm Toàn

Xem thêm:

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

57 phút ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

1 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

6 giờ ago